Monday, November 19, 2007

Toefl Grammar

Improve your vocabulary with this cheet sheet

File Name: toeflgrammar.zip (Report This File)
File Bandwith Used: 1350404 KB
IP Adress: 88.160.181.90
File Size: 188 KB
File Downloaded: 7183 times
Last Download: 2007-11-19 7:30

http://www.kholuutru.com/818476

f you love this english ebook, you may interest in this site: www.tienganhonline.net, with many free ressources for learning English, prepare to TOEFL, TOEIC, GMAT, IELTS

Thiết kế trang Web có tăng cường tính năng Java

Nếu đã có thời gian làm việc trên Web với một Browser hiểu Java, chắc bạn sẽ muốn đưa thêm công nghệ tăng cường này vào các trang Web của mình. Nhưng tiêu khiển với các trang có sẵn có tăng cường Java mới chỉ được một nửa sự thú vị. Tìm ra các applet rồi đưa vào trang Web của chính mình mới thực sự đúng điệu. Vì vậy, thì hãy thoả mình vào chiếc ghế thoải mái hơn, và chuẩn bị để nối mạng - đã đến thời điểm của Java.
Bước đầu tiên là phải quyết định định các trang được tăng cường Java của bạn như thế nào, rồi sau đó mới sờ đến applet, công cụ sẽ làm cho các trang đó thành hiện thực. Điều chủ yếu, nếu không có các applet, cơn khát Java của bạn sẽ không thể nào thoả mãn được. Rất may là việc tìm các applet còn dễ hơn cả việc tìm cửa hàng bán café ở Seattle; applet có ở khắp mọi nơi. Thực ra applet không phải là phương tiện duy nhất để tạo sinh động cho các trang Web của bạn bằng Java. Java Script, sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần III, cũng là một phương tiện bổ xung sống động Java . Tuy nhiên, Java Scrip chỉ như phần khuất chìm dưới nước của con thuyền applet, cũng là cà phê nhưng không phải là loại hảo hạng như applet.
Chọn đúng applet hoàn hảo.
Bạn hoàn toàn sẵn sàng bước vào giai đoạn làm sống động cho Web site của mình bằng một số applet Java vui mắt, khi đã dừng việc tìm kiếm, có thể nảy sinh câu hỏi : "Các applet đến từ đâu?". Đây là thời điểm ngồi lại và cùng trao đổi vài câu chuyện nhỏ.... Đừng toát mồ hôi vì nó Phương pháp tìm kiếm applet để sử dụng trong trang Web của bạn là một phần việc quan trọng trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch. Khi phải quyết định các applet Java nào sẽ được đưa vào Web site của mình, bạn có thể một trong hai kỹ thuật sau đây:
Lướt trên Web theo cảm hứng: cách dễ dàng nhất để tạo ra các ý tưởng cho Web site của bạn là nhìn xem những người khác đã làm như thế nào. Bằng cách lướt trên Web, bạn có thể tìm được các trang và các applet gây cảm hứng cho bạn. Quá trình này gọi là lướt theo cảm hứng (inspiration surfing), và có lẽ là phương pháp trực tiếp và thú vị nhất để tạo ý tưởng cho các trang Web của bạn. Làm việc căng thẳng: nếu bạn là người ham việc và thích tự hành hạ, bạn có thể tự hình thành các ý tưởng đó một cách tương đối độc lập, trực tiếp đáp ứng cho những yêu cầu riêng đối với site của bạn. Kỹ thuật này không mấy thú vị, đòi hỏi độ động não nhiều và bắt buộc tác giả trang Web phải tự đề ra các chi tiết của site mà không lợi dụng được hàng trăm hàng ngàn gì của những người khác đã đầu tư để xây dựng nên các Java site hiện đại.
Điều tệ nhất của phương pháp này là sau khi đã xác định được những gì các applet đó phải thực hiện, bạn còn phải dựng nên chúng. Đúng vậy, nếu bạn đã có trình độ tiến sĩ máy tính, bạn có thể tự viết cho mình một applet từ hai bàn tay trắng. Nhưng nếu bạn là người mới vào nghề, thì tốt nhất là hãy tìm đến con đường dễ dàng và tuỳ biến những applet đã có sẵn từ trước.
Chắc phần lớn mọi người thích làm việc theo cảm hứng hơn là căng thẳng. Còn bạn thì sao?
Để thực sự cảm thấy được những gì các trang Web của mình có thể và sẽ phải thực hiện, bạn nên dành thời gian đáng kể truy cập trực tuyến để xem xét những gì có ở đó. Chỉ sau khi đã đầu tư nhiều thời gian cho công việc định hướng các tài liệu siêu phương tiện này, bạn mới có thể hiểu rõ và đánh giá đúng cách thiết kế trang Web phù hợp.
Đáng tiếc là có nhiều người lao vào Web mà không thực sự hiểu rõ về nó. Phương pháp mù quáng này nhất định sẽ dẫn đến tình trạng làm việc căng thẳng, cố nặn ra các chi tiết của việc xây dựng trang Web mà không gắn với một lý do xác đáng nào, trong khi chỉ cần bỏ ra một ít thời gian để lướt Web cũng sẽ làm cho toàn bộ quá trình dễ dàng hơn nhiều. Mắc sai lầm này là một tai hoạ cho Web site của bạn; phát hành các trang có tăng cường Java trên World Wide Web mà không đầu tư thời gian và kinh nghiệm để biết rõ cách thiết kế nào là tốt hoặc xấu, hệ thốngì chẳng khác gì xuyên một chiếc cọc nhọn vào thẳng tim site của bạn. Để hiểu lý do tại sao như vậy, bạn phải xem xét kỹ bản chất của Web. Có hàng chục triệu người hàng ngày lướt trên Web, họ chịu mất thời gian và tiền bạc để được sưởi ấm trước màn hình máy tính. Hiện nay, đường phân phối dữ liệu qua Web rất hẹp và lưu thông thường tắc nghẽn. cáng nhiều người trên Web thì việc định hướng này càng trở nên chậm chạp hơn-giống như các cửa hàng trong ngày lễ tết.
Một trong các lý do chính để mọi người nối vào Web là để phát hiện được những cái mới. Bạn có thể đi mọi nơi, xem mọi cái, và du lịch đến vô tận, hình như không bao giờ quay lại những bước chân cũ của mình. Tuy nhiên, mỗi khi tìm đến một trang, bạn cũng phải đợi nó tải xuống qua Net. Web không phải là một hệ thống thông tin được phân phối ngay tức khắc như vô tuyến truyền hình; nó phải tốn thời gian để cho mã nguồn, hình ảnh ,âm thanh và các applet của trang tải xuống máy tính của bạn. mà trên Web, thời gian là tiền bạc.
Thiết kế trang Web càng quan trọng hơn khi bạn dùng Java, và các applet tốn nhiều thời gian để nạp, đặc biệt là khi chúng sư dụng hình ảnh và âm thanh (mà nhiều applet như vậy). Vì Java rất được ngưỡng mộ, nên nhiều người dùng Web sẵn sàng treo máy chờ để tìm cho được trang có tăng cường Java. Nhưng sẽ như thế nào, nếu Web site mà họ phải chờ cho đến lượt lại là đồ dỏm, và toàn bộ thời gian cũng như tiền bạc bỏ ra là vô ích? Bạn có thể tin chắc họ sẽ chuyển ngay đến trang Web khác. Và càng phải đợi lâu thì họ càng có ấn tượng thù ghét hơn đối với site xúc phạm đó.
Mặt khác, site nào thực sự có ích hoặc hấp dẫn thì càng nhiều khách thăm - kể cả được đánh dấu lại để truy cập nhanh sau này,nghĩa là site đó được khách tái thăm nhiều lần. Chỉ có một cách duy nhất để bạn biết rõ kiểu thiết kế nào tốt hay xấu là phải dùng qua nhiều lần đối với cả hai loại. Phương pháp duy nhất để thực hiện điều đó là phải lướt trên Web.
Nếu bạn không lướt trên Web hoặc không phân biệt được site nào xấu tốt, thì hiện tại sẽ không có một cơ hội nào để lao vào cuộc. Sự chuẩn bị đó không chỉ nên làm, mà tuyệt đối phải làm. Hãy nghĩ điều này như là một nhiệm vụ được giao, thực chất không khác gì một chuyến du lịch vòng quanh thế giới với yêu cầu phải chụp ảnh và ghi chép ở mọi điểm dừng chân. Đó thực sự là tất cả những gì bạn phải làm. Hãy lướt ngay trên Web và đánh dấu lại các site mà bạn thích. Hãy đọc phần "Tìm kiếm các applet tốt nhất trong thế giới điều khiển" (trong chương này để biết cách lướt qua các Web site, cách đánh dấu để truy cập nhanh sau này, cách tìm các applet trong đó, và cách lưu lại mã nguồn của những trang mà chũng biểu hiện để tham khảo về sau. Qua những trình bày trên, không có nghĩa là bạn phải trì hoãn việc đưa các applet vào trang Web của mình cho đến khi đã tìm tòi rộng khắp trên Web và chắt lọc ra được những tinh tuý của nó. Tốt nhất hãy tập luyện kỹ năng nhúng applet song song với việc hình thành các sở thích riêng trong thiết kế trang. Vì bạn tạo ra các trang Web trên chính chiếc náy của bạn, cho nên chỉ có bạn là người duyệt xem chúng trước khi tải lên máy Web Sever. Như vậy, Web site của bạn là một "bán thành phẩm" được hoàn chỉnh ngay trên ổ cứng của mình. Bạn,và chỉ một mình bạn mà thôi, sẽ quyết định khi nào thì một trang là hoàn hảo để đưa ra, cho nên bạn có thể gọt dũa bao lâu tuỳ ý.
Được phép chọn dùng hay không
Khi đi ngang qua một applet trên Web mà bạn muốn nhặt lấy để đưa vào trang của mình thì bước kế tiếp là phải thực hiện một động tác thẩm tra nhỏ để biết bạn có được phép sử dụng applet đó hay không. Có một số applet tuyệt hảo, nhưng không phải là loại được quyền chọn dùng.
Bạn có thể biết chắc một applet hoàn toàn nằm ngoài phạm vi công cộng nếu nó không cung cấp một thông tin nào giải thích cách sử dụng applet đó trong các trang riêng của bạn. Dĩ nhiên đây là một ý tưởng tốt để xem xét toàn bộ site trước khi phải từ bỏ. Nhưng nếu các chi tiết này không được cung cấp, bạn không có cách chọn lựa nào khác là vẫn phải tiếp tục.
Applet là những chương trình nhỏ, nếu dùng chúng mà không được phép thì cũng phạm luật giống như đi vào cửa hàng và chôm một hộp phần mềm bày trên giá.
Rất may là các phương tiện chuyển tải applet trên Web đều cho phép tự do lấy, và hàng ngày được bổ sung thêm một lượng lớn. Hầu hết các applet này đều mô tả một cách chi tiết và chính xác cách thức để bạn có thể đưa chúng vào trong các trang riêng của mình. Cho nên, trừ trường hợp bạn muốn tìm mua một số applet lạ, còn thì bạn có nhiều cơ hội để tìm được đúng những gì mà bạn cần, đơn giản chỉ bằng cách lướt trên Web. ốn nhặt lấy để đưa vào
Đặt hàng một applet soạn theo yêu cầu
Nếu đã tìm khắp trên Web mà vẫn không thấy một applet có sẵn theo ý muốn, bạn luôn luôn có thể đặt hàng một applet được xây dựng theo các yêu cầu của bạn. Nhưng nên nhớ, các applet biên soạn theo yêu cầu giá không rẻ, tuỳ theo công việc có liên quan, bạn có thể trả giá từ 50 USD đến 100 USD cho những loại công việc cơ bản nhất.
Một số lượng đông đảo các chuyên gia Java tự phong gần đây đã có mặt trên Web, và hứa hẹn sẽ tạo ra những applet xuất sắc với giá phải chăng. Nếu bạn quyết định phải có một applet Java đặt hàng cho mình, bạn hãy tiến hành một cách an toàn theo những lời khuyên sau đây:
-Chỉ chọn hãng nào có kinh nghiệm: Tìm những công ty được khách hàng giới thiệu và có các ví dụ mẫu về công trình của họ được trình bày nổi bật trên site (hoặc những hãng sẵn lòng cung cấp ngay những mẫu đó khi có yêu cầu).
-Đừng chấp nhận những lời giới thiệu suông. Phải tiếp xúc với từng khách hàng và đặt các câu hỏi có định hướng, như "Công việc gì đã được thực hiện?", "Làm việc đó mất bao lâu?" "Giá bao nhiêu?" và "Có thể giới thiệu công ty này cho công việc của tôi không?"
_Đi nhiều cửa hàng. Những gì mà công ty này làm với giá 500 USD, thì công ty khác có thể chỉ làm với 100 USD hay ít hơn. Nhưng nên nhớ, giá cả không phải là tất cả, mà uy tín của nhà phát triển mới là phần quan trọng nhất.
Web có một diễn dàn, trong đó tất cả những người dùng có một máy tính với một modem đều có thể tự xưng là chuyên gia biên soạn Java. Đừng tin vào những điều đó.

Java và lập trình trong Internet.

1.Mạng Internet dưới góc độ công nghệ.
Một mạng có thể chia ra làm hai phần cơ bản: hệ thống phân phối thông tin và các ứng dụng mạng, và mạng Internet cũng không phải là ngoại lệ. Hệ thống phân phối thông tin của nó dựa trên họ giao thức TCP/IP, và tư tưởng liên kết thông qua các socket (đầu cuối-end point). Các ứng dụng Internet dựa trên mô hình Client/Server, client hỏi và server đáp. Công nghệ lập trình trong Internet có thể chia ra 3 thời kỳ, theo sự phát triển của bản thân Internet, với các mốc là sự xuất hiện của WWW và Java.
2.Giai đoạn trước khi xuất hiện WWW.
Lập trình trong giai đoạn này chủ yếu dựa trên socket. Hoặc bạn tạo ra một dịch vụ mới, bằng cách viết các server và client, dựa trên giao thức riêng, như đã làm với các dịch vụ FTP, SMTP.. hay viết client cho các dịch có sẵn này. Lập trình theo hướng này đòi hỏi bạn phải biết nhiều về TCP/IP và cơ chế hoạt động của socket. Nếu bạn viết client, bạn sẽ phải làm quen thêm với giao thức của dịch vụ đó, còn nếu bạn tạo ra một dịch vụ mới, bạn cần phải tạo ra giao thức riêng cho dịch vụ của mình. Ngôn ngữ lập trình tùy thuộc vào HÐH, dựa trên mô hình Socket (trong Windows bằng cách gọi hàm của Winsock.dll), và thường là C, C++, Pascal.. Hướng này đòi hỏi nhiều ở bạn, cả hiểu biết lẫn công sức. Nhưng khả năng của nó rất lớn, và bạn nên làm quen, ít ra cũng để viết client cho các dịch vụ khác, hay tạo khả năng liên lạc với các dịch vụ khác từ ứng dụng của bạn.
3.Giai đoạn trước khi xuất hiện Java.
Sự xuất hiện của dịch vụ WWW, giao thức HTTP, chuẩn URL đã tạo ra một hướng mới trong lập trình Internet. Hướng này dựa trên dịch vụ Web và giao thức HTTP, do đó bạn không cần biết về TCP/IP và tạo ra giao thức riêng của mình nữa. Hoặc bạn tạo ra các Web server application(WSA), cung cấp thông tin qua WebServer, hay là viết Client cho WebServer, truy nhập thông tin qua Web. Các yêu cầu của client, thông qua WebServer, được gửi đến WSA, chúng xử lý thông tin, tạo ra kết quả dưới dạng văn bản HTML, và qua WebServer, gửi lại cho client. Viết các WSA tuy không phức tạp như các Internet Server, nhưng cũng rất phức tạp, và đòi hỏi bạn phải biết về HÐH, chuẩn CGI, cũng như các giao diện của chúng. Ưu điểm của WSA là thị trường của chúng, lớn đúng bằng thị trường của WWW. Nhưng dịch vụ WWW được tạo ra để phân phối văn bản, nên việc truyền dữ liệu qua nó là không thích hợp và rất chậm. Ðể thay đổi một hai dữ liệu trong văn bản, bạn đành phải gửi đi nguyên cả trang, đó là hậu quả của việc dùng dịch vụ WWW sai chức năng của nó. Ngôn ngữ phổ biến là Perl, nhưng bạn có thể dùng C, C++ hay Delphi.. miễn là ứng dụng liên lạc được với WebServer.
4.Giai đoạn sau khi xuất hiện Java.
Sự xuất hiện của Java và các trình duyệt Web hiểu Java (chạy được Java applets) đã giải quyết được nhược điểm của WSA, hỗ trợ cho lập trình với Socket, và mở ra một hướng mới. Ưu điểm của Java applet là chúng được truyền trong mạng, và chạy trong trình duyệt Web. Vì vậy, dữ liệu có thể được truyền thông qua chúng, chứ không phải dưới dạng văn bản. Chỉ bằng cách tạo thêm Java client cho các WSA đang hoạt động, trao đổi thông tin giữa trình duyệt Web và WSA, tốc độ thực hiện của các ứng dụng này đã nhanh lên rất nhiều, và cho phép sử dụng chúng thêm một thời gian nữa. Các ứng dụng viết trên Java có thể chạy trên hầu hết các HÐH, giúp đỡ rất nhiều cho việc lập trình với Socket, bạn không phải viết nhiều phiên bản cho các HÐH khác nhau. Ngoài các lĩnh vực truyền thống, các ứng dụng Java còn mở ra một hướng hoàn toàn mới, đó là các ứng dụng được lưu và truyền trong mạng, đòi hỏi tài nguyên hoạt động ít. Ðiều này cho phép, thông qua mạng Internet, các hãng phần mềm bán sản phẩm, các hãng sử dụng phần mềm tiết kiệm tài chính bằng cách lưu các ứng dụng trên Server, bớt công sức và phương tiện trong việc nâng cấp phần mềm, cũng như phần cứng của Clients, các hãng sản xuất đồ dân dụng đưa ra các sản phẩm "thông minh"(có khả năng sử lý dữ liệu thông qua processor riêng và quản lý từ mạng..) Về mặt lập trình, Java ngoài ưu điểm có cú pháp giống C++, chỉ có thêm một ưu điểm nữa, đó là vấn đề quản lý bộ nhớ, còn lại không có gì thay đổi. Thậm chí, do các hệ thống lập trình trên Java còn yếu, bạn sẽ thấy khó khăn hơn(JBuilder, Visual Cafe chưa thể so với Delphi, VB..). Với các ứng dụng cổ điển, yêu cầu đối với bạn không có gì thay đổi, vẫn từng đó kiến thức và công sức. Còn về các ứng dụng đặc thù của Java, tuy đã xuất hiện nhiều tư tưởng mới mẻ, như ứng dụng Java cho Network Computer, các sản phẩm "thông minh".., nhưng hãy còn quá sớm để xác định, chúng sẽ đi về đâu.
5.Kết luận.
Với sự xuất hiện của Java, trong lĩnh vực lập trình đã có nhiều thay đổi, một số được hoàn thiện hơn, một số mới ra đời. Trước mắt, xuất hiện một số xu hướng sau: Các ứng dụng WSA trên CGI sẽ phải có thêm Java Client,không được phát triển lên nữa, và chết hẳn. Các ứng dụng với Socket sẽ phổ biến hơn nhiều, Server vẫn viết trên C++, Delphi.. do tốc độ Java còn thấp và giải quyết phần lớn các chức năng , nhưng Client được viết trên Java, và nếu có thể(kích thước nhỏ, không quá phức tạp..) thì dưới dạng applet, sau khi tốc độ của Java nhanh hơn(hy vọng HotSpot của Sun nhanh được như đã hứa, ngang với C++), Server trên Java sẽ phổ biến hơn. Còn Java với tư cách là một cuộc cách mạng, thì chúng ta phải đợi xem sao đã, chưa có gì chắc chắn, mặc dù hứa hẹn thì có nhiều. Trên đây là những suy nghĩ của riêng tôi về thực tiễn lập trình trong giai đoạn hiện nay. Do tôi mới làm quen với Java và vào Internet được 3 tháng, nên rất có thể những ý kiến đưa ra là sai, hoặc không chính xác. Vì vậy mong mọi người chú ý, kiểm tra lại, và nếu có thể, trao đổi ý kiến với tôi!

JAVA và chàng khổng lồ Goliath

Không còn nghi ngờ gì, Java - nếu giữ đúng lời hứa - sẽ là mối đe doạ đối với trục kinh doanh của Microsoft và Intel (được gọi là liên minh Wintel). Vai trò nền tảng điện toán của Java đã đặt nó vào vị trí cạnh tranh trực tiếp với Microsoft Windows, còn tính không phụ thuộc hệ và trung tính về cấu trúc thì làm giảm khả năng kinh doanh của Intel vì chip của các hãng sản xuất khác vẫn hoạt động tốt trong môi trường Java. Nền công nghiệp máy tính đang được chàng khổng lồ Wintel kéo chạy theo mình sẽ gây ra cơn đói hệ điều hành và trình ứng dụng, dẫn đến sự đòi hỏi về các bộ vi xử lý cao cấp của Intel. Sự thống trị của Wintel đối với nền công nghiệp này, một phần đã được đáp lại bằng sự tập hợp của các hãng phân phối chính sau lưng Java. Java được xem như là một công nghệ cứu tinh, ít nhất cũng làm chậm bước Wintel và hơn nữa là mở ra thị trường cho mình. Một số công ty như IBM, Apple, Lotus và Borland đã bị mất thị phần cho Microsoft, nay nhờ tiềm năng của Java đã đang đưa các sản phẩm của mình ra khỏi tình trạng trì trệ và cân bằng lại lực lượng trong cuộc chiến cạnh tranh. Nhưng tất nhiên Microsoft không bao giờ cam chịu. Tháng ba năm 1996, Microsoft đã thua đậm ở hiệp một do việc xin cấp phép công nghệ Java từ Sun bất thành - nhiều người nghĩ rằng Java Virtual Machine (máy ảo Java của Microsoft) sẽ có tốc độ nhanh nhất trên thị trường khi nó được đưa ra dưới dạng một phần của Windows 97. Cũng giống như sự nhận thức chậm chạp vè tầm quan trọng của Internet trước đây, Microsoft hưởng ứng Java rất trễ - hoặc đơn giản là họ bỏ qua trong sự hy vọng rồi nó sẽ qua đi? Chỉ sau khi Netscape đưa Java vào Navigator, Microsoft mới buộc phải đưa tính năng hỗ trợ Java vào Internet Explorer. Hiện nay công ty phần mềm dẫn đầu thế giới này đang rút ngắn khoảng cách và làm cho Java trở nên một tính năng quan trọng trong hệ điều hành tiếp sau của họ. Microsoft tấn công trên tất cả các mặt trận. Công nghệ ActiveX của công ty này được định hướng để cạnh tranh trực tiếp với Java hoặc JavaBeans (một tập Java phụ dùng để đảm bảo cho các trình ứng dụng Java cài lại với nhau theo một phương pháp chung). Về cơ bản, nó là một mở rộng của Object Linking and Embedding (nhúng và liên kết đối tượng - OLE) cho phép công nghệ cũ này có thể hoạt động trên Internet rất giống với applet Java. Vấn đề ActiveX là bị buộc chặt vào nền Windows chạy chip Intel. Java thì ngược lại, viết một lần, chạy khắp nơi, và đó là ưu điểm nổi trội so với ActiveX.
Chip
Java của KNNY cũng cố gắng tiến vào các sản phẩm cứng - chip. Chip picoJava được thiết kế để thực hiện trình ứng dụng Java nhanh hơn gấp vài ba lần so với loại CPu thông thường như chip thuộc họ x86 của Intel - kể cả Pentium. PicoJava và các thành viên khác trong cấu trúc JavaChip đều được tối ưu hoá đối với Java. PicoJava I thực hiện Java trực tiếp không đòi hỏi phải có trình biên dịch Java hoặc trình phiên dịch Just In Time (JIT). Sun đã kiêu hãnh tuyên bố rằng các thiết bị được xây dựng xung quanh chip này sẽ chạy applet Java bằng loại chip thuần chủng. Bộ xử lý sẽ quản lý điều này bằng việc thích ứng 100% với Java Virtual Machine (Máy ảo Java của Sun - JVM). JVM cho phép applet chạy trong các browser như Netscape Navigator và Internet Explorer. Những chuẩn kiểm tra riêng của Sun cho thấy rằng picoJava I chạy nhanh hơn gấp 15 đến 20 lần so với 486 có trình phiên dịch ở cùng tốc độ xung nhịp, và nhanh hơn 5 lần so với Pentium có trình phiên dịch JIT ở tốc độ xung nhịp bằng nhau. Chip 25 USD này hướng vào NC, máy trợ giúp cá nhân (Personal Digital Assistan), các điện thoại thông minh, và đồ dùng điện tử tiêu dùng giá rẻ khác. Một chip Java khác, gọi là microJava, dự kiến ra đời vào cuối 1997, dựa trên cơ sở picoJava, nhưng có nhiều chức năng ứng dùng đặc trưng. Chip này nhắm vào NC và các thiết bị tương tự, thiết bị viễn thông, và trò chơi giá rẻ. Các nhà sản xuất cần xây dựng các thiết bị hiệu suất cao có thể trông chờ vào chip UltraJava của Sun. Điều này sẽ kích thích sự ra đời của các máyhính mạng, phân phối các giải pháp giải trí đa phương tiện dựa vào Java, và làm mạnh thêm các ứng dụng hình ảnh và dồ hoạ ba chiều. Java cũng nỗ lực mở rộng các hệ điều hành. Java OS1.0 của Sun là một hệ điều hành nhỏ và có cách khác để chạy các trình ứng dụng Java với tốc độ nhanh. Nó thực hiện Java trực tiếp trên nền phần cứng được tăng cường bởi các bộ xử lý Sun SPARC hoặc Intel x86 và Advanced RISC Machines Strong ARm. Sun đang nhắm vào tột số lượng lớn các thiết bị khác nhau, từ NC cho đến máy cầm tay. Toàn bộ môi trường ứng dụng Java (Java Application Environment) chỉ cần một không gian 2,5MB, còn hệ điều hành thì có thể thu gọn để vừa vào các thiết bị cầm tay. Một số công ty như IBm, Toshiba và Wyse Technology đã được phép dùng Java OS trong các sản phẩm của mình.
Thưởng thức hương vị cà phê
Sun nổ súng trên mọi mặt trận tại thời điểm này, và đẩy mạng cuộc chiến chống Microsoft. Cuối tháng hai vừa rồi, công ty này đã phát động một cuộc tấn công hai mũi vào lãnh địa của Microsoft bằng cách loan báo họ đã xây dựng được những sản phẩm có khả năng chuyển đổi PC Windows già cỗi thành NC hoặc trạm làm việc Java. Sản phẩm đầu tiên trong số này, mang tên Project Rescue, được công bố tại hội nghị JavaOne vào đầu tháng Tư năm nay sẽ cho phép các trình ứng dụng Java chạy trên DOS. Phần mềm Project Rescue (bao gồm cả JVM) cài đặt trên ổ cứng của PC và hoà hợp với HĐH có sẵn (hầu hết là Windows 3.x). Tại dấu nhắc DOS, bạn chỉ cần gõ "JAVAOS" để vào môi trường Java đồ hoạ, bao gồm giao diện người dùng đồ hoạ cùng phần mềm browser. Hệ thống Java này cũng sẽ bổ sung thêm khả năng ghép mạng cho máy tính, do đó máy tính hoàn toàn bỏ qua HĐH Windows, mặc dù nó vẫn nằm trên ổ cứng. Nhờ hiệu quả này mà PC Windows biến thành máy NC chạy các ứng dụng Java lấy từ server. Một sản phẩm khác có tên JavaBlaster, là card bổ sung bên trong với giá 99 USD, sẽ được cấm vào khe mở rộng ISA hoặc PCI. Card này dựa trên cơ sở bộ xử lý microJava của Sun. JavaBlaster được hy vọng sẽ là phương pháp rẻ tiền ểê biến đổi PC thành NC. Phiên bản PCI của card JavaBlaster sẽ đưa ra giải pháp ngang cấp (không phải nâng cấp), trong đó các máy PC Pentium loại mới có thể được dùng thay thế như các trạm làm việc Java. Hai sự khởi đầu này một phần mềm và một phần cứng - hy vọng sẽ bổ sung cho nhau. Vậy thì, Java là gì? Java không chỉ là một ngôn ngữ lập trình mà còn hơn thế nữa. Đó là cách suy nghĩ mới hoàn toàn về điện toán. ở nó có khả năng giúp cho nền công nghiệp máy tính phá vỡ sự thống trị của Wintel. ở nó có khả năng ghép nối mọi loại thiết bị vào mạng, nên chúng ta có thể tương tác với nhau theo những phương pháp mà trước đây chưa từng có. Java được bắt đầu như một ý tưởng, một hy vọng là đến ngày nào đó, mọi thiết bị sẽ có thể nói được với nhau thông qua một hệ thống mạng. Hiện nay, với Java, chưa có nới nào tiếp cận được mục tiêu đó, nhưng nó đã làm cho các nhà biên soạn phần mềm suy nghĩ về những gì có thể đạt được. Java mang cuộc sống đến cho WWW khi mà Web đã cho tiền thân của nó là Oak một viễn cảnh cuộc sống tốt đẹp hơn. Java đã được thấm sâu vào trong sự hiểu biết của nền công nghiệp này, còn nhanh hơn cả DOS hoặc Windows trong thời hoàng kim của chúng trước đây. Nhưng sự thành công lâu dài của Java không có gì đảm bảo - giống như một thần đồng nhỏ tuổi, phải trưởng thành nhanh chóng trong khi không được phép đốt cháy giai đoạn. Nếu vượt qua được, nó sẽ chứng minh rằng mạng là máy tính.

Cần biết về Java

Java hoà hợp tất cả lại với nhau
Ngôn ngữ lập trình Java là một trong những chủ đề được nói đến nhiều nhất trong thế giới hiện nay, và logo của Java - một tách cà phê bốc khói, cùng các applet Java, tràn ngập khắp nơi trên World Wide Web. Vậy, hiện tượng Java có gì đặc biệt, và tại sao nó lại có thể làm thay đổi bộ mặt của thế giới điện toán? Một thực tế được công nhận là Java, ngôn ngữ lập trình của Sun Microsystems, có một sức mạnh đầy ấn tượng. Chỉ mới xuất hiện hai năm trước, Java đã được ngành công nghiệp này chấp nhận với tốc độ chưa từng có, kể từ khi hệ điều hành Windows bùng nổ. Uy lực của Java đã biến Sun Microsystems (từ sau đây gọi tắt là Sun), người khai sinh ra nó, từ một nhà cung cấp các công nghệ máy server đắt tiền thành cái tên quen thuộc trong từng nhà và là đối thủ nặng ký trong dòng chảy của công nghệ tính toán. KENNY mô tả Java như là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, hướng đối tượng, hiểu - mạng, có thể biên dịch, mạnh, an toàn, độc lập với cấu trúc, dễ di chuyển, hiệu suất cao, đa luồng, và có tính động. Những điều đó không dễ giải thích. Vậy thì, cụ thể Java làm được gì? Về cơ bản, nó giúp các nhà phát triển phần mềm thực hiện được hai việc:
• Thứ nhất, họ có thể xây dựng nên các applet Java, đó là những trình ứng dụng mini được phân phối qua Internet và chạy trong một trình duyệt Web hiểu Java. Các applet Java tăng cường cho trang Web khả năng tương tác phong phú hơn và tính đa phương tiện tốt hơn so với khi dùng HTML bình thường.
• Thứ hai, các nhà phát triển phần mềm có thể xây dựng các trình ứng dụng hoàn chỉnh bằng Java, như bộ xử lý văn bản, bảng tính, hoặc bộ chương trình văn phòng tổng hợp (như Corel đang làm chẳng hạn). Ưu điểm của cách làm này là các trình ứng dụng chỉ cần viết một lần mà chạy được trên hầu hết mọi loại máy tính.
Sự thành công của Java trong việc phát động khả năng sáng tạo của cả người dùng cộng tác lẫn cá thể là ở chỗ họ sẽ càng có ấn tượng hơn khi so sánh một thực tế rằng Java đơn thuần là một ngôn ngữ lập trình, trong khi các công nghệ và sản phẩm khác thì mỗi cái còn phải kết hợp với nhiều tính năng huyễn hoặc khác.Tuy nhiên, Java là một ngôn ngữ lập trình có những khác biệt. Để thực sự hiểu được sức mạnh của Java và các nguyên nhân làm cho nó nhanh chóng được ưa chuộng, bạn phải xem xét hoàn cảnh khai sinh ra nó và bầu không khí mà nó đã sống để nắm bắt lấy khả năng sáng tạo của nền công nghiệp máy tính.
Java ra đời như thế nào
Năm 1990, CEO của Sun là Scott McNealy được nhân viên Patrick Naughton báo tin rằng anh ta được phép nghỉ việc để làm cho Next Software (công ty hiện đã được Apple Computer mua lại). Thay vì trả lời như thường lệ, McNealy đã yêu cầu Naughton ghi ra tất cả những điều mà anh ta cho là sai lầm của Sun và đề nghị những biện pháp giải quyết "như cương vị của người có thẩm quyền cao nhất". Bảng liệt kê của Naughton đã đánh trúng những điểm yếu nhất của Sun, và bộc lộ các vấn đề mà nhiều người khác đã nhận thấy từ lâu - kiến trúc phần mềm mới quá tầm, chỉ bận tâm vào một mảnh nhỏ của thị trường, cùng hàng loạt "sai lầm" khác. Trước ngày Naughton chuyển sang Next, Sun đã thuận theo những ý kiến bất đồng của anh ta và lập nên nhóm "Green" gồm sáu nhà biên soạn phần mềm hàng đầu - nhiệm vụ của họ là "thâm nhập thực tế" và lên đường với công nghệ phần mềm có sẵn cho thị trường tiêu thụ. Chuyện kể rằng nhóm "Green" đã trữ Coca Cola và sôcôla (thực phẩm của những nhà biên soạn phần mềm) đầy tủ lạnh rồi bắt đầu thảo tung các loại thiết bị điện tử, từ hộp điều khiển từ xa và Game Boys của Nintendo đến TV và đầu chạy bằng video. Mục đích của nhóm là tìm cách cho các thiết bị điện tử "nói" với nhau ngay cả trong trường hợp chúng sử dụng các chip khác nhau. Phần mềm đầu tiên, tiền thân của Java , được đưa ra với tên gọi không mấy truyền cảm: Oak. Đây là một ngôn ngữ hướng đối tượng hạ cấp, có đôi chút gần với ngôn ngữ lập trình C++. Một thiết bị điều khiển từ xa có giao diện người dùng kiểu hiển thị và một nhân vật hoạt hình gọi là Duke (nay trở thành vật biểu tượng của Java trên WWW), cả hai đều lập trình theo Oak, được nhóm xây dựng lên và giới thiệu. Sun hài lòng với kết quả này, và đưa "Green" lên thành một công ty riêng lấy tên là First Person. Cuộc tấn công mở đầu của First Person vào lĩnh vực thương mại đã hoàn toàn thất bại. Sau những cuộc đàm phán kéo dài, hợp đồng để lắp ráp các hộp đặt trên TV cho hãng Time-Warner đã thất bại ở phút cuối cùng. Phi vụ liên quan đến việc chuyển đổi bàn điều khiển trò chơi video cao cấp của hãng 3DO thành hộp đặt trên máy cũng gặp cùng định mệnh như vậy. Cho mãi đến gần cuối 1993, khi Marc Andreessen, nhân viên của Netscape, viết ra Mosaic, trình duyệt Web đầu tiên, thì Oak mới thể hiện chính mình. First Person cho rằng Oak sẽ là một ngôn ngữ hoàn chỉnh để xây dựng các nội dung đa phương tiện trực tuyến. Naughton đã ráp nối lại bộ khung của trình duyệt Web đầu tiên hoàn toàn được viết theo Oak. Đó là sự ra đời của WebRunner - sau này trở thành HotJava. Phần cơ bản trong hướng chiến lược mới đối với Oak là ban phát tự do sản phẩm này trên Internet. Oak được đặt tên lại là Java vào năm 1995 và đã được đưa lên Internet. Java thực sự thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trực tuyến khi Marc Andreessen mô tả nó như là phần "lạnh" (cool piece) của công nghệ, một bộ phận của Netscape Navigator 2.0, và làm cho nó gây được sự chú ý của hàng triệu người dùng.
Câu hỏi hóc búa về java
Đó là lịch sử mà cũng có thể chỉ là hoang đường, nhưng một cách chính xác Java là gì? Tại sao nó lại làm cho Web sống động, kích thích mạnh mẽ các nhà lập trình C++ bảo thủ tự nguyện rời bỏ loại ngôn ngữ khó nổi tiếng đó, châm một ngòi lửa vào các Intranet cộng tác, và làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt thế giới Internet? Cách trả lời tốt nhất cho những câu hỏi này là mổ xẻ từng từ trong định nghĩa của Sun để hiểu thấu đáo toàn bộ hiện tượng Java. Theo KENNY, Java là:
• Đơn giản (simple). Java đơn giản vì, mặc dù dựa trên cơ sở C++ nhưng Sun đã cẩn thận lược bỏ các tính năng khó nhất của C++ để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới, nó buộc phải có dáng vẻ và sự cảm nhận tương tự như các ngôn ngữ phổ biến hiện hành đồng thời đòi hỏi khoảng thời gian huấn luyện lại tối thiểu và thân thiện hơn với người dùng. Do đơn giản, ngôn ngữ này cũng rất nhỏ - nên nhớ rằng từ đầu nó đã được xây dựng để dùng cho điện tử dân dụng như đầu chạy bằng video và hộp điều khiển từ xa, những thiết bị có không gian lưu trữ rất hạn chế.
• Hướng đối tượng (Object - oriented). Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng có hàng loạt mô đun (đối tượng) có thể thay đổi và được xác định trước mà lập thình viên có thể gọi ra để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Trong Java, các mô đun này được gọi là các lớp (class) và chúng được giữ trong thư viện lớp, tạo nên cơ sở của Java Development Kit (Bộ công cụ phát triển Java). Một trong những ưu điểm của việc lập trình hướng đối tượng là biên soạn khá nhanh. Cũng tương tự như đồ chơi trẻ con, sản phẩm của lập trình không hướng đối tượng là một tòa lâu đài làm bằng nhựa liền. Về sau nếu con bạn muốn có một chiếc ô tô nhựa, thì hoặc bạn phải kiếm một chiếc xe nhựa (có nghĩa là phải mua một đồ chơi mới), hoặc nấu chảy toà lâu đài đó rồi lấy nhựa của nó mà đúc thành chiếc ô tô. Nhưng trong lĩnh vực hướng đối tượng, con bạn có những khối Lego (loại đồ chơi gồm nhiều khối để trẻ con xây dựng thành nhiều đồ vật khác nhau), và dùng những khối đó để xây thành một toà lâu đài, chế tạo một chiếc ô tô hoặc bất kỳ cái gì mà nó muốn. Nói cách khác, giống như các khối Lego, các lớp của Java đều có thể sử dụng lại nhiều lần.
• Hiểu mạng (network-savvy). Java được lập ra để hoạt động trên mạng và có các thủ tục để có thể quản lý các giao thức mạng như TCP/IP, FTP và HTTP. Nói cách khác, Java được xây dựng để thực hiện hoàn toàn thích hợp trên Internet. Chương trình Java thậm chí có thể xâm nhập vào các đối thượng khác thông qua Internet bằng cách sử dụng URL (địa chỉ Web) để định vị chúng.
• Mạnh (robust). Khả năng mạnh phải phù hợp với thiết kế của ngôn ngữ, và hướng nó vào việc khắc phục những hư hỏng bộ nhớ và đảm bảo tính toán vẹn dữ liệu. Ví dụ, Java có tính năng "automatic garbage collection" (tự động thu gom rác) - có nghĩa là bộ nhớ được giải phóng một cách tự động - nên lập trình viên không phải bận tâm về việc quản lý bộ nhớ và nhờ đó ít có xu hướng làm những việc gây hỏng bộ nhớ.
• An toàn (secure). Khả năng hướng mạng của Java tự động đưa ra yêu cầu về an toàn. Đặc tính an toàn của ngôn ngữ lập trình này bắt nguồn từ việc nó có những phần hạn chế được cài sẵn nhằm đề phòng các chương trình Java thực hiện những chức năng như ghi vào ổ cứng của người dùng hay cho phép virus từ mạng hoặc từ môi trường phân tán thâm nhập vào.
• Độc lập với cấu trúc (architecture neutral). Đây là thuộc tính đặc sắc nhất của Java. Có nghĩa là Java không phụ thuộc vào hệ máy (platform - loại máy, HĐH) - các trình ứng dụng được biên soạn bằng Java có thể dùng được trên hầu như mọi dòng máy tính, từ PC Windows hoặc OS/2, cho đến Macintosh của Apple hoặc các trạm làm việc Unix. Để đánh giá hết ý nghĩa của tính độc lập với hệ máy này, hãy tưởng tượng bạn là một nhà biên soạn phần mềm, bạn mới đưa ra một trình duyệt Web dùng cho Windows 3.1. Do yêu cầu, bạn phải phát triển một sản phẩm giống như vậy nhưng dành cho người sử dụng các hệ điều hành khác như Mac OS, Unix hay các version khác của Windows (ví dụ 95 và NT). Để tiếp cận những thị trường đó, bạn phải sửa lại chương trình trên cơ sở hệ mới nếu không muốn nói là bạn có thể soạn thảo lại toàn bộ. Nhưng với Java bản chỉ phải biên soạn một lần và nó sẽ hoạt động trên mọi hệ thống, mọi hệ điều hành, miễn là bạn có một trình biên dịch Java hoạt động tronglúc chạy.
• Di động (portable). Đối với một phạm vi rộng, Java là loại có thể di chuyển nhờ khả năng độc lập với hệ máy. Đồng thời, các loại dữ liệu, giao diện, cũng như dáng vẻ và cảm nhận của Java đều giống nhau trên mọi hệ máy. Hệ thống các thành phần của java cũng có tính di động cao - nó được viết bằng Java.
• Có thể thông dịch (interpreted). Tính chất có thể thông dịch của Java có liên quan trực tiếp với tính không phụ thuộc vào hệ máy. Chương trình viết bằng C++ được dịch thành mã máy, thực chất ngôn nhữ đặc trưng riêng cho dòng bộ xử lý. Cho nên nếu bạn dịch chương trình trên một máy Pentium, nó sẽ không chạy được trên dòng máy khác như PowerPC chẳng hạn. Đó là lý do tại sao các phần mềm được biên soạn riêng cho Windows và cho Macintosh. Khả năng độc lập với cấu trúc không cho phép Java giải quyết vấn đề này. Lý do là vì có hai phần cho hệ thống phát triển ứng dụng Java -trình biên dịch (compiler) và trình thông dịch (interpreter). Thay vì mã máy, trình biên dịch sẽ biến chương trình của bạn thành các mã byte (bytecode), và đó là loại không phụ thuộc hệ máy. Những gì mà hệ thống của bạn cần là một trình thông dịch mã bytecode Java để biến mã byte đó thành ra mã mà bộ xử lý hiểu được (tương tự như phương pháp hoạt động của các chương trình Basic). Thành công của các applet Java trên World Wide Web là nhờ chúng chạy được trên mọi máy tính đang dùng browser hiểu Java. Netscape Navigator với trình thông dịch mã bytecode cài sẵn bên trong là một ví dụ.
• Tốc độ cao (high perfprmance). Khi Sun Microsystems mô tả Java có tốc độ cao, có lẽ họ muốn nói về mã bytecode được thông dịch hiệu quả như thế nào. Về tốc độ các applet hay chương trình Java thì nói chung đều chậm hơn các chương trình Java thì nói chung đều chậm hơn các chương trình được biên dịch viết bằng C++, vì chương trình này đã được tối ưu hoá từ trước cho hệ máy nhất định. Java đã phải trả giá về hiệu suất cho tính không phụ thuộc hệ của nó.
• Đa luồng (multithreaded). Đa luồng có nghĩa là ngôn ngữ Java cho phép xây dựng trình ứng dụng, trong đo, nhiều quá trình có thể xảy ra đồng thời. Tính đa luồng cho phép các nhà lập trình có thể biên soạn phần mềm đáp ứng tốt hơn, tương tác tốt hơn, và thực hiện theo thời gian thực.
• Tính động (dynamic). Java động vì nó được thiết kế để đáp ứng với môi trường tác nghiệp luôn trong tình trạng thay đổi. Khi có yêu cầu mới xuất hiện trên thị trường, các loại đối tượng mới có thể được bổ sung vào ngay.
Java là ngôn ngữ nóng
Dù bỏ qua các tính chất ưu việt khác, Java cũng không phải là ngẫu nhiên được xem là một sản phẩm của WWW từ nguyên thuỷ. Điều đầu tiên mà mọi người trải qua đối với Java là một hộp màu trắng nằm ngay giữa trang Web khi tải xuống một applet Java. Bạn sẽ thấy applet Java trong vô số các băng quảng cáo trên WWW, nó giúp các hình ảnh, âm thanh, và video trở nên hấp dẫn hơn, không độc quyền, và có thể làm theo yêu cầu. Applet Java được dùng làm cơ sở cho những giải pháp thương mại điện tử, cũng như để tô điểm cho những trình ứng dụng hiện thực ảo bằng hình động và tương tác với người dùng. Tuy nhiên, Java cũng đang chuyển mình để có tầm vóc cao hơn cái vốn có hiện nay là một màn cửa sổ đa phương tiện cho Web. Java đang vươn lên để thành một hệ máy tính mà trên đó các nhà lập trình có thể xây dựng nên trình ứng dụng không phụ thuộc nền. Java đang thực hiện một công việc vĩ đại là bảo đảm thành công cho những bước chuyển mới liên quan đến các ngôn ngữ lập trình đã xác lập. Các nhà biên soạn phần mềm chủ chốt đã đưa ra, hoặc đang làm việc tích cực trên các phiên bản Java của những ứng dụng chính (Corel Office for Java) hoàn toàn bằng Java. Corel Office là một phần mềm dạng mô đun có thể phát triển, và được xâydựng nhằm cho phép hợp tác nhóm và phân phối tài liệu qua mạng. Corel Office for Java (phiên bản beta) có thể tải xuốn từ Web site của Corel (http://www.corel.com), và chạy dưới dạng trình ứng dụng đơn với JDK 1.02 của JavaSoft hoặc sử dụng một trình duyệt Web hiểu Java như Netscape Navigator 3.01, Netscape của Sun. Office for Java cũng có thể chạy dưới kênh Castanet (xem phần cuối). Lotus cũng đã gia nhập hàng ngũ Java nhờ có hậu thuẫn của IBM. Theo sát gót Corel, Lotus đang làm việc trên phiên bản Java của phần mềm SmartSuite, nhưng bằng cách tiếp cận khác. SmartSuite sẽ được tạo lại dưới dạng nhiều thành phần Java nhỏ (tên gọi chung là Kona) được gắn với nhau, và có thể tuỳ biến theo ý muốn người dùng. Ví dụ, nếu bạn chỉ cần dùng một ít tính năng trong các trình ứng dụng xử lý văn bản và bảng tính, Kona sẽ cho phép bạn tải xuống chỉ các phần nhỏ cần thiết, tránh được phần mềm dư (bloatware). Java cũng là vị cứu tinh cho IBM. Lần đầu tiên trong nhiều năm, công ty này tìm thấy con đường để cho các máy mainframe, workstation, server, và PC có thể dùng chung cùng một phần mềm; đó là đưa Java vào trong các hệ điều hành không tương hợp trước đây của mình. Java không những đã gây xáo trộn trong đấu trường phần mềm do làm cho Microsoft lo lắng về tính vô địch của nó, mà còn là chất xúc tác cho máy tính mạng của Oracle (Network Computer - NC) thanh hiện thực. NC là một PC hay một thiết bị thu gọn dùng để chạy mạng, hoặc nối với Internet qua modem. Java đang nhanh chóng thâm nhập vào cấu trúc điệntoán cho phép các thiết bị ghép mạng có thể nói chuyện với nhau. Máy tính mạng sẽ có khả năng sống ngoài mạng hoặc Web bằng cách tải xuống các thành phần Java nhỏ có thể dùng nhiều lần, tức là các applet, các trình ứng dụng theo yêu cầu. Những hãng lớn như IBM, Apple, Netscape và Oracle đang cùng làm việc với Sun để biến các sản phẩm này thành hiện thực. Nhiều máy NC sẽ chạy trên JavaOS, hệ điều hành chuyên để chạy các applet Java. Hệ điều hành này được chạy trên máy tính mạng JavaStation của Sun, loại máy thin client, được nối với server trung tâm lớn qua mạng nội bộ hoặc đường dẫn lớn (fat pipe). Một số chuyên gia công nghiệp đã bác bỏ luận điểm cho rằng NC là sự trở lại của terminal câm những năm 1960 và 1970. Số mệnh của NC sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của Java cũng như những cải thiện trong ngành viễn thông.

Java là gì? Và tại sao bạn cần quan tâm?

Tất cả đều đã nghe nói về Java. Nhưng liệu có ai không còn câu hỏi nào về hiện tượng này? Bây giờ, khi "bức tranh" Java đang đến ngay trước mắt mọi người, hãy thử xem qua công nghệ này và giải đáp các thắc mắc phổ biến nhất
H: Java là gì?
Đ: Đây là ngôn ngữ lập trình mới do một nhóm nhỏ các nhà khoa học của hãng Sun Microsystems sáng tạo nên. Theo như truyền thuyết của những người tạo ra ngôn ngữ này, thoạt tiên Java được gọi là Oak và người ta định dùng nó để lập trình cho bộ TV (set-top box). Tất cả các khả năng hiện tại cũng như những lời đao to búa lớn chỉ mới có sau này. Từ nền tảng Oak lúc đó, hãng Sun đã phát triển cả một chi nhánh tên là JavaSoft.
H: Có phải JavaScript chỉ là một tên khác của Java?
[/b]: Không đúng. JavaScript là ngôn ngữ kịch bản để thông dịch (interpreted scripting language). Java là ngôn ngữ lập trình đích thực để biên dịch (complied programming language). Java và JavaScript chỉ có chung vài điểm nhỏ về ngữ pháp có thể làm các nhà lập trình quan tâm. Xét về tổng thể chúng là hai công cụ khác nhau hoàn toàn.
H: Thế JavaBeans là gì?
Đ:JavaBeans là một mẫu đơn thể khả chuyển, độc lập hệ máy (portable), platform-independent component model). Các lập trình viên dùng chúng để tạo các đoạn phần mềm mà người khác có thể dùng được trong chương trình của họ.
H: Nếu Java cũng chỉ là một ngôn ngữ lập trình như bao ngôn ngữ khác, tại sao có nhiều lời đao to búa lớn thế?
Đ: Về kỹ thuật, Java chỉ là ngôn ngữ lập trình nhưng có mục tiêu rất xa: nó cho phép lập trình viên tạo các bản sao chương trình mà người dùng có thể chạy trên hầu hết các hệ máy và hệ điều hành. Khả năng này thường được gọi là "viết một lần, chạy mọi nơi" (write once, run anywhere) là một lợi thế cực lớn. Nó biến Java thành công nghệ chủ chốt trong máy tính mạng (NC) và là thành phần sống còn của lập trình Web.
H: Tôi không viết chương trình và chỉ dùng Microsoft Windows thì tôi đâu cần phải quan tâm đến khả năng "viết một lần, chạy mọi nơi"?
Đ: Do tầm quan trọng của Java đối với các nỗ lực phát triển NC, nó cũng là yếu tố không nhỏ trong vấn đề Tổng chi phí sở hữu (total cost of ownership - TCO). Sự tranh luận này đã buộc Microsoft và các công ty khác chú ý hơn đến vấn đề phiền phức là nâng cấp và bảo trì cả một "hạm đội" các hệ thống Windows. Công ty Microsoft đã tung ra bộ Zero-administration (không cần quản trị) và người ta hy vọng hãng sẽ bổ sung nhiều tính năng tương tự trong các phiên bản mới của Windows. Microsoft cũng đang phát triển dòng máy NC riêng. ở dòng này máy đầu cuối là một loại đặc biệt chạy Windows và máy chủ đa người dùng cũng chạy Windows. Ngoài ra, nếu bạn dùng một trình duyệt Web tương đối mới, rất có khả năng máy bạn đã chạy một vài Java applet. Rất nhiều các dải chữ chạy hay hoạt hình trong các trang Web được viết bằng Java. Đến cuối năm nay sẽ có nhiều công ty bắt đầu dùng Java để tạo các trang phức tạp hơn và tương tác hơn như các hướng dẫn cho người dùng cài đặt hay dùng thử các sản phẩm phần mềm.
H: Sự khác biệt giữa Java app (ứng dụng Java) và Java applet là gì?
Đ: ứng dụng (app) là một chương trình độc lập mà bạn có thể chạy trên máy của mình. Các ứng dụng phi-Java có rất nhiều, trong đó có cả tá bạn đang dùng như Microsoft Word hay Excel. Cho đến nay mới có rất ít ứng dụng Java. Java applet thường chỉ là các chương trình nhỏ hơn nhiều. Chúng chỉ chạy bên trong trình duyệt Web của bạn.
H: Nếu mới chỉ có ít ứng dụng Java và các lập trình viên hiện nay chủ yếu dùng Java để tạo minh họa trang Web thì "lợi thế lớn" ở đâu?
Đ: Minh họa trang Web chỉ là bước đầu. Ngôn ngữ dùng cho mạng máy tính này khai thác sự liên kết tốt hơn rất nhiều việc đơn thuần dùng chung tập tin. Hai dự án nổi bật cho hướng này là Kona của Lotus (xem http://www.kona.lotus.com) và Alta của Corel. Cả hai dự án đều tập hợp các ứng dụng gọn nhẹ, gồm soạn thảo văn bản, bảng tính, tu sửa hình đồ họa hay trình diễn các PIM. Tất cả chúng ta đều chạy trên máy tính mạng hay bất kỳ hệ thống Windows (hay phi Windows) nào hỗ trợ Java. Những chương trình này không được trông đợi sẽ thay thế hoàn toàn các bộ chương trình văn phòng. Chúng sẽ là các chương trình gọn hơn, đơn giản hơn mà bạn hay cần đến trong văn phòng. Ưu thế của bộ này là bạn không phải cài đặt hay bảo trì cả một mớ phần mềm văn phòng trên máy của mình. Khía cạnh hấp dẫn nhất của Kona và Alta, theo dự kiến là khả năng đật cấu hình. Mai này nếu bạn có một bộ phần mềm như vậy trong máy, bạn có thể tùy ý sửa chữa. Ví dụ nếu bạn dùng SmartSuite 98 của Lotus, bạn được phép thêm bớt các thành phần ActiveX và Kona. Alta thậm chí cho phép bạn tùy biến giao diện của chương trình bằng một trình soạn thảo HTML bất kỳ trên thị trường. Đây có lẽ là bước đầu của việc chuyển đổi từ các cấu hình phần mềm độc nhất, định sẵn sang các thành phần cho phép tùy đặt cấu hình. Nếu bạn muốn một giải pháp trọn bộ, tiêu chuẩn hóa thì cũng có sẵn. Nhưng nếu bạn đã biết rõ mình cần và không cần gì, bạn có thể lắp ghép các thành phần, điều chỉnh hệ thống theo như nhu cầu. Tuy vậy cuộc cách mạng này sẽ chưa diễn ra chừng nào Java chưa hoàn tất cam kết "viết một lần, chạy mọi nơi".
H: Khái niệm "100% Pure Java - Java chính gốc" là gì?
Đ: Đây là một loại chứng thư của Sun cấp cho chương trình viết bằng Java thỏa yêu cầu không phụ thuộc vào mã của hệ điều hành và sẽ chạy trên bất cứ máy ảo Java nào (JVM - Java Virtual Machine).
H: Làm sao một chương trình có thể chạy mọi nơi?
Đ: Một ứng dụng cổ điển, như Lotus 1-2-3, bản thân nó đã tự chạy được. Cuộc sống của phần mềm bắt đầu khi người ta viết ra bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó như C chẳng hạn. Chương trình phát triển sẽ dịch nó sang mã nhị phân (binary format) để bộ xử lý của máy bạn chạy trực tiếp được. Do máy Mac và PC dùng bộ xử lý khác nhau, chúng không thể dùng chung một bản chương trình gốc (native executable), trừ phi dùng một phần mềm nào đó giải lập kiến trúc của máy kia. Nói chung việc giả lập thường làm giảm tốc độ và dễ gây ra vấn đề do kém tương thích. Các chương trình Java được dịch sang kiến trúc của riêng nó, gọi là định dạng bytecode. Để chạy chương trình Java, bạn cần một phần mềm nữa phiên dịch mã bytecode cũng như cung cấp cho nó môi trường và các dịch vụ cần thiết. Tầng phần mềm này chính là JVM. Máy ảo Java biến tất cả mọi nền phần cứng và phần mềm trở nên giống nhau dưới con mắt của chương trình Java. Về hiệu quả, FVM giống một trình điều khiển thiết bị của chương trình Java. Chạy chương trình Java trên JVM vẫn còn chậm hơn một chút so với chạy chương trình viết thẳng cho hệ máy đó. Dầu vậy, công nghệ JVM đang tiến bộ mau chóng về mặt tốc độ và khoảng cách sẽ được thu ngắn lại rất nhiều trước cuối năm nay. Symatec và Microsoft đã bán ra rất đúng lúc các trình biên dịch và Sun sẽ tung ra HotSpot VM trong quý 4 năm 1997. Với sự kết hợp này, người ta mong đợi chương trình Java sẽ chạy nahanh như các trình viết bằng C. Các hãng phần mềm coi hướng phát triển bằng JVM là rất hấp dẫn vì họ có thể đẩy các chương trình Java chạy trên mọi hệ máy. Chỉ cần họ viết một JVM cho hệ máy đó. Cho đến nay, đã có JVM cho rất nhiều hệ máy, từ máy tính lớn (mainframe) đến hầu hết tất cả các kiểu máy để bàn kể cả PC và Mac.
H: Liệu VM có là một mốt nhất thời?
Đ: Tôi e rằng không. Trước hết, máy để bàn ngày nay có đủ sức mạnh để hỗ trợ phần việc mới - chạy chương trình qua JVM. Do đó vấn đề cần quan tâm là chương trình sẽ chạy nhanh hơn trong Java hay trong C++. Nếu bạn dùng các chương trình kiểu như soạn thảo văn bản thì bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt. Xét ở tình huống khác, nếu làm việc với bảng tính lớn, cần tính toán nhiều, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt về tốc độ và bạn có thể sẽ không muốn dùng ứng dụng Java. Tuy vậy, một khi HotSpot VM ra đời, sự khác biệt tốc độ sẽ biến mất. Và khuynh hướng là người ta ngày càng dùng nhiều hơn công nghệ VM. Trong năm 1997, IBM sẽ xuất xưởng máy ảo đa năng, hỗ trợ ba ngôn ngữ: Java, BASIC và Smalltalk. Nếu như thử nghiệm này thành công, hy vọng sẽ có thêm nhiều sản phẩm hỗ trợ công nghệ VM.
H: Công nghệ Java đã hoàn chỉnh?
Đ: Không nó chưa hoàn chỉnh. Java là ngôn ngữ trẻ kéo theo một cái đuôi khổng lồ. Tuy vậy nó đang phát triển và thay đổi ở tốc độ chóng mặt.
H: Tại sao tôi phải để ý đến Java?
Đ: Các công cụ phát triển phần mềm là các chương trình cực kỳ phức tạp và thường có lỗi. Khi các nhà phát triển dùng các công cụ này chế tạo phần mềm thương mại, những lỗi này có thể tạo ra "khe nút" trong sản phẩm. Các công cụ lập trình, sau mỗi ấn bản lớn thường đòi hỏi một vài lần chỉnh sửa để giải quyết lỗi cho bớt đi đến mức chấp nhận được. Khi công cụ thay đổi nhanh quá, các công ty viết ra sẽ không còn thời gian mày mò tìm lỗi. Nếu có điều kiện vào Internet, bạn sẽ thấy nhiều cuộc trao đổi về các chương trình Java chạy khác nhau hay không chạy trên các trình duyệt khác nhau hay dưới hệ điều hành khác. Hy vọng những vấn đề này sẽ chóng qua. Một vấn đề nữa là việc học lập trình. Lập trình viên chưa bao giờ biết tường tận công cụ của họ vì mỗi lần thay đổi lớn họ lại phải học cái mới. Trước mắt, dùng phần mềm Java rút gọn dường như hơi phiêu lưu so với dùng phần mềm thường. Một số phần mềm Java cần phải tăng khả năng tái dùng các thành phần của chúng, như vậy lập trình viên sẽ có thời gian tập trung vào việc năng suất chất lượng và tính uyển chuyển của sản phẩm. Nhưng không ai có thể làm được điều này chừng nào các công cụ chưa chấm dứt việc bị sửa đổi như chong chóng hiện nay.
H: Tôi có thể tìm ra các lợi ích gì nữa từ các thành phần?
Đ: Có thể. Đã nhiều năm chúng tôi biết có dự định rằng người sử dụng có thể tùy biến thay đổi các bộ phận của phần mềm như kiểm tra chính tả và tu sửa đồ họa nhưng trong thực tế thì chưa thấy. Lý do chính là các công ty phần mềm chưa thấy sự khuyến khích thỏa đáng. Java và ActiveX đi theo hướng này. Các sản phẩm như Kona của Lotus và Alta của Corel sẽ chỉ cho thấy người dùng có thật sự cần tính năng này không.
H: An ninh trên Internet là một vấn đề không thể bỏ qua. Còn Java thì sao?
Đ: Các đoạn mã Java đương nhiên an toàn hơn ActiveX và không như các điều khiển ActiveX, nó không tạo ra bất cứ thay đổi nào trong cấu hình hệ thống. Nhưng vấn đề an ninh vẫn cón cho cả Java, ActiveX lẫn các hệ điều hành và trình duyệt Web. Sắp tới, ít nhất Java chắc vẫn tiếp tục an toàn hơn mức trung bình. Đoạn mã Java độc ác nhất vẫn không thể chạm vào các đĩa cứng hay Registry của máy bạn. Các than phiền phổ biến nhất về "đống cát" Java là nó quá cứng nhắc. Nó không cho phép các nhà phát triển thậ được làm những việc đáng ra được quyền làm. Ví dụ, Java applet không thể đọc được tài liệu trong máy cục bộ. Tương lai sẽ sáng sủa hơn vì Sun sẽ hỗ trợ một hình thức chứng thư, bạn thêm chút tự do cho đoạn mã Java từ các nguồn tin cậy.
H: Java sẽ tiến tới đâu?
Đ: Có hai việc đã rõ ràng. Thứ nhất, Java sẽ tiếp tục biến đổi ở mức độ đáng kinh ngạc hiện nay ít nhất trong 6 tháng tới vì Sun và các công ty khác đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu các nhà phát triển. Về lâu về dài, đây là điều tốt cho người sử dụng. Điểm thứ hai, Sun, Netscape, IBM cùng nhiều công ty khác đã đầu tư rất nhiều vào Java nên không ai dám nghĩ rằng họ lại có giây phút do dự trong việc biến Java thành một ngôn ngữ thành công dài lâu. Hiện nay Java đã tồn tại, nếu chỉ xét đến mảng dùng để tạo đoạn mã trong trang Web. Java đã thực sự trở thành một trong những ngôn ngữ căn bản của Web và nó hữu dụng đến mức khó mà thay thế. Tương lai của Java ở góc độ là một công cụ tạo các ứng dụng kinh doanh lớn thì còn mờ mịt hơn nhiều. Câu trả lời chắc phụ thuộc vào việc Sun sẽ cố gắng đến đâu trong một hai năm tới trong việc sửa đổi Java về căn bản. Các yếu tố khác là sự phổ biến của máy tính mạng, sự thành công của các sản phẩm như Kona và Alta. Sun đã tạo và hỗ trợ một số tính năng mới rất đáng kể: công nghệ InfoBus của Lotus cho phép các thành phần Java chia sẻ dữ liệu dễ dàng và một nhóm làm việc Java tên là JFC chuyên giúp lập trình viên đẩy nhanh việc phát triển phần mềm. Cuộc cách mạng CN là phần khó giải nhất của câu đố này. Dầu vậy những bước đi đầu tiên cũng đã có vẻ rõ ràng. Nó sẽ thâm nhập vào các thiết bị đầu cuối của các máy tính lớn truyền thống trong các cơ sở giáo dục. Tất nhiên, việc NC sẽ chiếm 0,1% hay 25% thị trường máy để bàn vẫn còn chưa biết được. Dầu sao đi nữa, Java vẫn sẽ là phần quan trọng của toàn cảnh NC, loại máy đang mở rộng thị trường cho các chương trình chuyên Java mà bạn cũng có thể chạy trên Windows.

Web Wiz Forums phiên bản 9.05

DOWN HERE
Username: Administrator
Password: letmein
158.gif 158.gif 158.gif

Code shop điện thoại (ASP)


Đăng nhập admin:

http://ten_web/cp/

Username/Password: admin

Link Download:
http://lop12a3.maithanhtrung.streamlinetri...de/DHS_cool.zip

Up lên host hổng cần cài đặt ^^' Host hỗ trợ ASP

Code rút ngắn link như tinyurl.com (Đã đc Việt Hoá)

demo: http://0gio.net/url/

Reduced: 64% of original size [ 617 x 391 ] - Click to view full image


Ai hay dùng tinyurl.com là hiểu ngay.
Trước khi rút gọn link rất dài như:
CODE
http://vp.video.google.com/videodownAO7AF8IHoDFHoM1Fn6sKwBL32gVUm5A_b25bH-5eCOBgaeav7BWrtthidaEV_dWops8GnujjQqkgKLydB5Yooj1A sSyIp6E0b5Id9xr60wxw_yQI4eZ9sZ5psF4YvbGCiKPVgxdm8bKD FCpq9Ji3C_Hc5TTp4TS5-Ltxm8Gz85pzoey-c3PIljHBQkcbRgu2pkWN9v-mD00W03J9DqREHtYjRCS5hs5supzFERUiiR4VuMe1yW_pk61Iek7L1oyLnA&sigh=uX9KwC2W0pLdCKyTGUVPlozAp8g&begin=0&len=3889900&itag=5&docid=3544078202536230798

Nhưng dùng code này link sẽ thành:
http://webban.com/url/?id=1
Sau đó gửi link cho bạn bè thật dễ nhớ.

Cách sử dụng :
Up tất cả lên host hỗ trợ asp.
Mở file login.asp lên, tìm dòng
CODE
user = "motngaykia"
pass1= "123456789"
pass2 ="987654321"

sửa thành user , pass của bạn

Chạy http://webban.com/url/

File đính kèm File đính kèm vnurl.rar ( 42.61k ) Tổng số lượt tải về: 16

Sunday, November 18, 2007

Grammar Quest 1.3

Grammar quest Grammar Quest lets the students practice grammar through an engaging and addictive gaming interface. The student goes on a "Quest" to one of a dozen exotic locales. There, they must find and unlock the treasure chests scattered about. If they answer the chest's exercise correctly, the treasure is theirs. If they miss it, the treasure is lost.

1000 exercises are included with the registered version, with lessons including parts of speech, word choice, subject and predicate, phrases, subject-verb agreement, fragments and run-ons, and much more. Expansion Pack One and Two are also available with even more exercises and quests. Students can play the quest games, review the exercises with the "Grammar Review" feature, or do the exercises at home with the worksheets you can print instantly from the "Teacher Toolbox" screen. Every topic includes comprehensive and complete online help with examples. There is also a teacher management option so teachers can keep track of individual and class progress

Download Now

Các hệ số tài chính

Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán.

Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập).

Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty.

Nhóm hệ số khả năng thanh toán

Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít).

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn

Nhóm hệ số hoạt động

Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.

Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm/360 ngày)

Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày)

Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình

Nhóm hệ số nợ của công ty

Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung.

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/Vốn cổ phần

Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi - EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm

http://tinchungkhoan24h.com

Vai trò của nhà môi giới, nhà kinh doanh chứng khoán

Nhà môi giới
Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán.

Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký và được cấp phép hành nghề. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên trong giao dịch, để đảm bảo tính trung thực, công bình và uy tín của ngành, hai hoạt động này được đặc biệt lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.

Nhà môi giới không mua bán CK cho mình

Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Người môi giới không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Tài sản (chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi là không có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán còn được dùng phổ biến bằng từ "registered representative" (đại diện giao dịch) hoặc "account executive" (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc. Quần chúng đầu tư thì gọi họ bằng "customer?s man" hay "stockbroker".

Môi giới được uỷ nhiệm hay thừa hành

Trong tiếng Anh gọi là commission broker, đó là nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một sở giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán, hay khách hàng của công ty, trên sàn giao dịch. Vì thế nên họ cũng được gọi theo một tên chung khác là môi giới trên sàn (floor broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các môi giới thừa hành này có thể là từ văn phòng công ty hay cũng có thể từ các môi giới đại diện (registered representatives).

Nhân đây, xin lưu ý với người đọc một điểm rất quan trọng, rất dễ nhầm lẫn, và đã từng bị nhầm lẫn rất phổ biến, kể cả trong các tài liệu lưu hành rộng rãi và truyền đạt giảng dạy, theo đó nhiều người thường diễn đạt thuật ngữ "commission brokers" là các "môi giới ăn hoa hồng". Từ đó mà có cách hiểu sai lệch về tư cách làm việc và quan hệ về quyền lợi đối với vị trí này. Thật ra từ "commission" ở đây không có nghĩa là "hoa hồng" mà là "nhiệm vụ". Loại "môi giới ăn hoa hồng" thứ thiệt là những người mà ta sẽ tìm hiểu dưới đây.

Môi giới độc lập hay "hai đô la"

Môi giới hai đô la "two-dollar broker) hay còn gọi là các nhà môi giới độc lập (independent broker) chính là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng (thù lao) theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) - giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là vì tại các sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của một công ty chứng khoán gửi tới lắm khi quá nhiều, mà các nhân viên môi giới cơ hữu của các công ty này (các commission brokers) không thể làm xuể, hoặc vì lý do nào đó họ vắng mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ "hợp đồng" với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, và trả cho loại môi giới này một khoản tiền nhất định.

Khởi thuỷ, các nhà môi giới độc lập được trả cứ hai đô la cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phần), nên người ta gọi quen thành "môi giới hai đô la". Môi giới độc lập cũng được gọi chung là môi giới trên sàn (floor broker). Họ đóng vai trò không khác gì chức năng của một môi giới thừa hành, ngoại trừ tư cách độc lập của họ, có nghĩa họ không phải là nhân viên đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả.

Nhà kinh doanh chứng khoán.

Sự năng động của TTCK, khả năng duy trì tính liên tục thông qua hoạt động mà ở ta gọi là tự doanh, cổ phần đóng góp tích cực của các công ty kinh doanh chứng khoán.

Các nhà kinh doanh (nhà buôn) CK

Một công ty CK hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân (principal) của lượng CK giao dịch, tức họ mua hay bán bằng chính tài khoản (hay tồn kho) của họ. Danh từ chuyên môn gọi hoạt động kinh doanh CK này là "giao dịch có vị thế" hay có sở hữu (position trading). Giao dịch có vị thế của một công ty CK có thể được hiểu là công ty đang trong "tư thế kiểm soát" lượng CK đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được giao dịch vượt giá trị trường mục (tài khoản) mà họ đang sở hữu. Trong TTCK điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá (manipulation) hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ CK luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được chăm sóc.
Một khi các nhà kinh doanh bán CK tồn kho của mình, họ sẽ thu của khách đầu tư mua CK đó một khoản kê giá (markup), chứ không phải khoản hoa hồng.

Một khoản "phết phẩy" (thuật ngữ mark) giá lên như vậy là khoản chênh lệch giữa giá chào bán (offer) tại thời điểm, được tham khảo trong hệ thống chào giá thị trường liên công ty (interdealer market), và giá thực hiện cho khách hàng; Giá bao gồm khoản phết phẩy để thực hiện đó gọi là giá thực (net price). Nhà kinh doanh tuyệt đối không được phát biểu là họ chỉ thu xếp giao dịch nếu thực tế họ đem chính CK tồn kho của mình ra để bán cho khách.

Thực thi lệnh cho khách hàng

Một công ty CK, tuỳ theo chức năng và điều kiện cho phép, có thể thoả mãn một lệnh của khách hàng theo phương thức sau đây:
Làm trung gian thu xếp mua bán, với tư cách là đại diện của khách hàng, mua bán cho tài khoản của khách hàng.

Làm nhà buôn CK, bằng cách đi mua lại của nhà tạo giá, kê giá lên thành giá thực bán, và bán lại cho khách hàng.

Nếu công ty kinh doanh CK đang có CK tồn kho thì có thể bán lại cho khách hàng một lượng CK tồn kho đó theo lệnh đặt của khách.

Nghiệp vụ hoạt động môi giới và kinh doanh CK

Trong cùng một giao dịch, công ty CK hoặc chỉ đóng vai trò trung gian hoặc chỉ đóng vai trò buôn lại CK, nhưng tuyệt đối không được lập lờ vai trò - nghĩa là vừa làm giá vừa tính một khoản hoa hồng cho cùng một thực thi lệnh cho khách đầu tư. Để so sánh, ta hãy xem vai trò của một loại hoạt động và cách hành xử phải tuân thủ.

Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán

Khi đề cập đến các hình thức tổ chức thị trường không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo tập thị trường trong việc tạo lập sự công bằng, hiệu quả và trật tự trên mỗi thị trường này.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử hình thành, thị trường chứng khoán (TTCK) đến nay vẫn không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định là một kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế. Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và yêu cầu về sự đa dạng trong các hoạt động đầu tư, đến nay nhiều loại thị trường đã ra đời với các hình thức tổ chức thị trường từ đơn giản (thị trường chứng khoán phi tập trung) đến hiện đại và hết sức chặt chẽ (thị trường chứng khoán tập trung). Khi đề cập đến các hình thức tổ chức thị trường nói trên không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo tập thị trường trong việc tạo lập sự công bằng, hiệu quả và trật tự trên mỗi thị trường này.

1. Vai trò của chuyên gia chứng khoán trên TTCK giao dịch tập trung

Mục tiêu của các Sở giao dịch là tạo lập một môi trường giao dịch chứng khoán (CK) an toàn và hiệu quả, trong đó các nhà đầu tư phải được đối xử công bằng, được cung cấp thông tin tương xứng nhằm hỗ trợ kịp thời cho các quyết định đầu tư.

Trên TTCK giao dịch tập trung, chuyên gia CK là những người hoạt động chuyên môn nhằm duy trì sự công bằng, cạnh tranh và hiệu quả về một loại CK đã niêm yết. Ngoài ra, các chuyên gia còn là sự kết nối giữa các nhà môi giới với các lệnh đặt mua và bán trên TTCK, hỗ trợ cho các giao dịch được thực hiện an toàn và hiệu quả.

Một giao dịch được thực hiện khi giá cả đã hợp lý, để đạt được mức giá hợp lý thì các lệnh đều phải chuyển qua các chuyên gia phụ trách. Vai trò của các chuyên gia được thể hiện qua các hoạt động sau:

- Vai trò là đại lý của các nhà môi giới: Công việc của chuyên gia là thực hiện lệnh cho các nhà môi giới đối với loại CK mà họ phụ trách. Nếu một khách hàng tiến hành đặt lệnh thông qua nhà môi giới, trong trường hợp lệnh giới hạn không thể thực hiện được, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này sang các chuyên gia, các chuyên gia sẽ trở thành người đại diện cho nhà môi giới đối với lệnh đó tại sàn giao dịch.

- Vai trò là nhà đấu giá: Trong toàn bộ phiên giao dịch, các chuyên gia sẽ đưa ra một mức giá chào mua - chào bán tốt nhất, trên cơ sở đó đến đầu mỗi phiên giao dịch họ thiết lập một mức giá giao dịch hợp lý đối với từng loại CK trên cơ sở cung - cầu về loại CK đó. Hoạt động này nhằm bảo đảm trật tự thị trường đối với từng loại CK mà họ phụ trách, đồng thời hạn chế sự dao động về giá cả của CK đó.

- Vai trò là nhà kinh doanh: Các chuyên gia thực hiện giao dịch tại một mức giá nằm trong khoảng giá chào mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất. Họ là người chịu trách nhiệm giảm thiểu sự chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán. Việc mua và bán này được thực hiện theo hướng của thị trường cho đến khi sự chênh lệch được cân bằng trở lại.

Trong trường hợp xảy ra biến cố về lệnh, về giá cả... tại thị trường giao dịch tập trung, vai trò của các chuyên gia trở nên rất quan trọng trong việc chủ động điều chỉnh các biến cố về trạng thái cân bằng và ổn định.

2. Vai trò của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường phi tập trung

Nhà tạo lập thị trường là người thực hiện chức năng duy trì thị trường cho một loại CK. Chẳng hạn, đối với CK A là CK không niêm yết và được mua bán trên thị trường phi tập trung (OTC). Nhà tạo lập thị trường là người đặt ra mức giá bán CK A cho bên mua với sự thách giá trên cơ sở tương ứng với mức giá mà bên bán (khách hàng của họ) yêu cầu.

Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh mua bán CK A trên thị trường OTC, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này tới nhà kinh doanh (thuộc bộ phận kinh doanh của công ty môi giới). Nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm người có thể bán số CK A (nhà môi giới bên bán). Lúc này, nhà môi giới bên bán đóng vai trò là người tạo lập thị trường cho CK A.

Thực tế là có nhiều nhà môi giới sẵn sàng bán CK A và như vậy sẽ có rất nhiều nhà tạo lập thị trường đối với CK A tương đương với các mức "thách giá" khác nhau. Nhà kinh doanh bắt đầu tiến hành thương lượng về giá cả của CK A với các nhà tạo lập thị trường để có thể đạt được mức giá tối ưu. Giao dịch sẽ được thực hiện khi nhà kinh doanh tìm được nhà tạo lập thị trường bán số CK A với mức giá thấp nhất.

Thông thường các nhà tạo lập thị trường là những nhà môi giới đã được đăng ký. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà môi giới đã đăng ký đều là những nhà tạo lập thị trường. Để có thể trở thành một nhà tạo lập thị trường thì người môi giới phải thực sự quan tâm đến việc tạo dựng thị trường cho một loại CK.

Vai trò của các nhà tạo lập thị trường được thể hiện thông qua các hoạt động sau:

- Duy trì tính linh hoạt của thị trường đối với một loại CK khi CK đó được phát hành ra thị trường.
- Tăng khả năng thực hiện giao dịch một loại CK có thể sinh lời do sự cạnh tranh về giá cả đặt ra giữa các nhà tạo lập thị trường khác nhau đối với cùng loại CK đó.
- Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một loại CK không niêm yết trên thị trường.
- Tăng tính linh hoạt của thị trường đối với một loại CK khi tăng số lượng các nhà tạo lập thị trường.

Các chuyên gia cũng có thể trở thành "nhà tạo lập thị trường" đối với một loại CK cụ thể trong điều kiện phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự kiểm soát này sẽ hạn chế được các sai phạm nếu họ lạm dụng quyền hành độc quyền của mình tại Sở giao dịch.

Bên cạnh đó, các nhà tạo lập thị trường có xu hướng cạnh tranh với nhau do luôn có nhiều nhà tạo lập thị trường đối với một CK, do đó thị trường OTC được đánh giá là có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn thị trường giao dịch CK tập trung.

Cả chuyên gia CK và nhà tạo lập thị trường đều được tiếp cận với các thông tin đặc biệt do họ thường xuyên tiếp cận trực tiếp với các thông tin trên sổ lệnh, vì vậy họ có nhiều khả năng bị "rò rỉ" thông tin khi có sự biến động thị trường. Nếu không bị cấm, các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường có thể sử dụng các thông tin này (bao gồm các thông tin nội bộ) để thực hiện kinh doanh cho chính họ nhằm thu lợi nhuận. Đó cũng chính là lý do tại sao những đối tượng này bị kiểm soát chặt chẽ. Một yêu cầu khác nữa là họ phải công bằng với tất cả các nhà đầu tư, không được phép thiên vị bất cứ bên nào.

Ngày nay, trên thế giới có nhiều loại thị trường mới ra đời như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn... cùng với sự hỗ trợ của các phương thức giao dịch đa dạng đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống TTCK, góp phần vào sự công bằng, hiệu quả và trật tự đối với các giao dịch tại các thị trường này... Vì vậy vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường là luôn được khẳng định. Trong tương lai không xa, để TTCK Việt Nam nói chung đi vào vận hành ổn định nên cần sớm tính đến việc xây dựng một đội ngũ các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường đủ năng lực tác nghiệp trên thị trường.

Chủ đề Tổng quan về Thị trường Chứng khoán

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:


1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô


2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.

a) Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.

b) Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

- Các nhà đầu tư cá nhân
- Các nhà đầu tư có tổ chức

c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán

- Các trung gian tài chính

d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán

- Các tổ chức tài trợ chứng khoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...


3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc trung gian

- Nguyên tắc đấu giá


4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:

a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn

Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T

· Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

· Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường

Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).

c) Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường

Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.

· Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
· Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.

· Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh


Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15 ở tại thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại một số khu như quán cà phê để trao đổi mua bán các loại hàng hoá như nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Ðiểm đặc biệt ở đây là các thương gia chỉ giao dịch với nhau bằng lời nói, không có hàng hoá thật. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng trao đổi mua bán ngay hoặc cho tương lai.
Những cuộc trao đổi này ban đầu chỉ là một nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó thực sự thành một khu chợ riêng. Thời gian họp chợ lúc đầu là hàng tháng, sau đó hàng tuần rồi rút ngắn còn hàng ngày. Trong các phiên họp chợ tại đây các thương gia thống nhất với nhau các quy ước cho việc thương lượng và sau này trở thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những ai muốn tham gia thị trường và thị trường chứng khoán hình thành từ đó.

Như vậy, thị trường chứng khoán xuất hiện từ thế kỷ thứ 15. Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoán và một số thị trường khác.

Quá trình hình thành và phát triển của thị tường chứng khoán thế giới đã trải qua những giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 đến 1913, thị trường chứng khoán trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến "ngày thứ sáu đen tối" vào ngày 29-10-1929 là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán New York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chỉ sau hai năm, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở thành một định chế không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường.

Một cái chợ có tổ chức

Thị trường là một "cái chợ". ở mức phát triển thấp, chợ là một nơi tập trung hàng hoá các loại, và kẻ bán người mua gặp nhau. ở mức phát triển cao hơn, như các siêu thị "mart", chợ không có người bán. ở mức cao hơn nữa chợ là nơi diễn ra sự trao đổi. ở đó người mua hay bán không xuất hiện mà giao dịch với nhau qua những người môi giới. Chợ bán chứng khoán thuộc loại này. Nơi đây, hàng là các chứng khoán được trao đổi ; nhưng chúng thực sự lại chỉ là những con số đi kèm với tên công ty. Điều này giúp người mua kẻ bán, vào bất cứ lúc nào, cũng có thể thay đổi vị trí, khi mua chứng khoán, khi bán nó đi. Và người này là những nhà đầu tư hay công chúng như ta đã biết. Người đầu tư mua và bán hàng, nhưng hàng của họ là hàng mua lại. Người bán thực sự là các công ty cổ phần. Nhưng những công ty này chẳng còn dính dáng gì vào việc buôn bán. Chợ bán chứng khoán có rất đông người mua, kẻ bán, bởi thế, nó được tổ chức rất quy củ và được gọi là "một cái chợ có tổ chức cao" (highly organized market).

Các loại chợ

Bình thường, ở chợ hàng hoá, ta có chợ đầu mối và chợ bán lẻ là những chợ phân loại theo số lượng hàng bán (bán buôn, bán lẻ) ; có chợ trong nhà lồng, chợ bên ngoài nhà lồng là những chợ phân chia theo phẩm chất hàng bán ; rồi có chợ bán lương thực, chợ bán cây cảnh là những chợ phân theo mặt hàng. TTCK cũng có những loại chợ giống như thế chỉ khác là nó có tổ chức cao.

Chợ bán theo số lượng hàng bán

Chứng khoán thoạt đầu do công ty đưa ra ; khi đã đăng ký với uỷ ban giao dịch chứng khoán thì họ được phép bán. Công ty sẽ bán cho một nơi mua sỉ để cho tiện khi đưa bán cũng như lúc lấy tiền về. Công ty "mua sỉ" là công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán. Sự mua bán giữa hai nơi này tạo nên thị trường sơ cấp, giống như chợ đầu mối.

Khi công ty "mua sỉ" đem bán lẻ chứng khoán cho công chúng, thì hai người này tạo ra một thị trường thứ hai, gọi là thị trường thứ cấp, giống như chợ bán lẻ.

Hai thị trường này ăn thông với nhau mới tạo nên TTCK. Nếu chỉ có chợ sơ cấp không thôi, như ở ta hiện nay, thì chưa có TTCK.

Chợ bán theo phẩm chất hàng hoá

Công ty bán chứng khoán có cái to, cái nhỏ ; cho nên chứng khoán của họ cũng được phân loại theo sức mạnh của công ty. Chứng khoán của các công ty lớn, hội đủ một số điều kiện nào đó, sẽ được bán ở một khu vực rộng rãi, phố xá đông người, gọi là các sàn giao dịch, như mô tả ở bài 8. Dự thảo Pháp lệnh chứng khoán của ta gọi là "thị trường giao dịch tập trung" ; cho ngắn gọn và tuỳ mạch văn, chúng ta sẽ dịch là chợ bán trên sàn hay sàn giao dịch. Các từ này đều chỉ chung một chỗ là "trading floor".

Chứng khoán của các công ty không hội đủ những điều kiện đòi hỏi kia sẽ được bán ở một nơi khác gọi là bán "qua các quầy" (over-the-counter trading - OTC) ; có thể tên chính thức của nó ở ta sẽ là "thị trường giao dịch không tập trung", ở đây chúng ta dịch là "chợ bán trên bàn" hay "bàn giao dịch" ta không gọi là quầy để không bị lẫn với quầy ở chợ trên sàn. Chợ trên bàn, không có người qua kẻ lại, mà chỉ là các văn phòng của các người môi giới đặt tại nhiều nơi trong nước. Họ cũng như khách hàng giao dịch với nhau qua điện thoại.

Phân loại theo tính chất món hàng

Huy động vốn thì không chỉ công ty mới làm, mà cả chính quyền các cấp cũng làm nữa. So với công ty, khả năng trả nợ của chính quyền chắc chắn hơn, do đó các ràng buộc về trả nợ dành cho công ty không được áp dụng cho chính quyền. Vì thế, công trái của chính quyền được bán ở một chợ khác, thường là các ngân hàng thương mại. Sự việc này tạo ra một chợ riêng bán công trái do chính quyền phát hành.

Sự phân loại các chợ như ở trên cốt cho dễ hiểu. Trên thực tế, các loại chợ kia hoạt động đan xen với nhau tạo nên một TTCK. Vì cốt tuỷ của một cái chợ là sự trao đổi, nên ở đâu có trao đổi là có chợ mà không nhất thiết phải có một địa điểm chung cho kẻ mua người bán ; bởi thế "cái bàn" cũng là một "cái chợ".

Nguyên tắc hoạt động của chợ

Thị trường sơ cấp phải giải quyết tất cả các vấn đề của việc vay nợ và hùn vốn ; là những thứ luôn luôn có rủi ro. Muốn tránh rủi ro, người ta phải thu thập tin tức, ký hợp đồng với các con nợ, và kiểm soát sự thực hiện hợp đồng đó. Việc này sẽ do một công ty hay người bảo lãnh phát hành chứng khoán (underwriter) làm. Họ sẽ thảo luận với các công ty muốn bán chứng khoán về các điều kiện của hợp đồng. Khi hợp đồng được thực hiện thì các công ty được uỷ nhiệm (trustee) kiểm soát việc con nợ thực hiện hợp đồng.

Chợ thứ cấp bán chứng khoán là nơi công ty bảo lãnh phát hành bán lại chứng khoán cho công chúng. Chợ này - như đã biết - do các người môi giới lập. (Về những người này chúng ta sẽ đề cập ở bài XIII).

Chợ thứ cấp phải thực hiện ba chức năng. Một là, khai mở, hay xác định một giá công bằng (fair) cho việc mua hay bán chứng khoán. Hai là, giúp cho việc mua bán theo các giá kia được diễn ra nhanh chóng dễ dàng ; tức là tạo ra thanh khoản. Ba là, giúp cho việc giao dịch ít tốn kém.

Xác định một giá công bằng

Chứng khoán tiêu biểu cho lời hứa của công ty phát hành là họ sẽ trả lại số tiền đã nhận cùng với lời lãi sau này. Giá trị của lời hứa đó tuỳ thuộc vào sự mong đợi của người đã bỏ tiền ra và vào sự đánh giá các rủi ro liên quan đến sự trả nợ. Hai cái này lại bị chi phối bởi các thông tin có sẵn ở những chỗ nhất định (báo chí, cơ sở, nơi mua bán) và bởi kết luận mà người bỏ tiền rút ra từ các thông tin ấy. Cùng một thông tin, nhưng những người khác nhau sẽ có những kết luận cho mình khác nhau.

Một giá cả công bằng cho chứng khoán là một phí tổn thấp nhất mà những người hiểu biết thông tin sẵn sàng trả khi mua bán chứng khoán. Một phí tổn thấp nhất cho người bán là số tiền cao nhất họ đòi được. Còn phí tổn thấp nhất cho người mua lại là số tiền nhỏ nhất mà họ sẽ phải trả.

Khai mở cái giá kia là một diễn trình làm giá hay tạo giá. ở mỗi loại thị trường diễn trình đó khác nhau.

Tạo ra hay có sẵn thanh khoản

Từ "thanh khoản" nghe khó hiểu. ở đây, cho dễ nhớ, có thể nói một thị trường có khả năng tạo thanh khoản là nơi mà ở đó bất cứ ai cũng có thể mua bán nhanh chóng mà không bị thua thiệt. Thí dụ, khi bạn muốn bán chứng khoán của một công ty, ở một nơi nào, vào bất cứ lúc nào, theo cái giá công bằng, mà nơi đó có thể mua rồi trả tiền cho bạn ngay thì đó là một thị trường có thanh khoản cao. Nếu phải lâu bạn mới bán được hay phải "lót tay" mới bán được thì nơi đó không có thanh khoản hay thanh khoản thấp.

Để có thanh khoản, TTCK sẽ áp dụng công nghệ bù qua sớt lại (thanh toán bù trừ). Số tiền nhận từ người mua sẽ được lấy ra trả cho người bán. Nếu số người bán cao hơn số người mua khiến có sự mất thăng bằng về thanh khoản, thì TTCK cũng phải có khả năng giống như ngân hàng để bù đắp sự chênh lệch kia. Các công nghệ của ngân hàng, mà chúng ta đã biết qua bài V, cũng được dùng trong TTCK.

Giảm chi phí giao dịch

Cốt lõi của TTCK là sự trao đổi. Muốn trao đổi phải có sự đồng ý về điều kiện mua bán. Về sự thực hiện cái đã đồng ý (tức là sự thực hiện) và rồi thanh toán. Khi làm hai việc sau thì cũng có tốn kém và rủi ro (thí dụ, người bán nhận bán nhưng không giao hàng khiến người mua phải đi tìm hàng thay thế ; người mua không trả tiền làm người bán kẹt vốn...). Chi phí thực hiện phải thấp thì buôn bán mới dễ dàng ; nhờ đó TTCK mới thực hiện được các chức năng của nó. Muốn thế, thị trường phải có tổ chức nghĩa là có bốn đặc tính sau :

1. Hạn chế gia nhập và có nội quy hoạt động

Người mua bán chứng khoán có thể lên đến hàng trăm hàng ngàn mỗi ngày. Một số đông như thế giao dịch với nhau thì phải biết nhau và phải tin rằng những người mà họ giao dịch là những người đáng tin cậy. Nếu không, thì ai cũng sẽ bị "sưu tra lý lịch" trước khi tham gia. Nếu việc đó xảy ra, ta sẽ thấy ngay là không có mua bán nữa.

Một cách để tránh tình trạng này là chọn lọc để giới hạn sự gia nhập. Trong TTCK, chỉ có những người được phép mới được vào chợ trên sàn. Đó là những người môi giới. Tất cả những người khác chỉ có thể mua bán với nhau qua những người này. Để trở thành người môi giới, đương sự phải hội đủ một số điều kiện về vốn liếng, tiêu chuẩn kế toán chuyên môn và đạo đức. Và để cho chặt chẽ hơn, các hội viên phải đặt ra nội quy hành nghề ; để những ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hay bị sa thải.

Nhờ những biện pháp trên, nên khi người đầu tư ra lệnh mua bán, họ mới dám tin tưởng người mình giao dịch và điều này làm cho chi phí giảm nhiều. Niềm tin làm giảm bớt giấy tờ và tốn kém.

2. Tiêu chuẩn hoá

Việc giao dịch ở chợ phải được tiêu chuẩn hoá và đơn giản hoá. Thí dụ, các chứng khoán được xếp theo từng lố 100 hay 1.000 cổ phần ; rồi có những thủ tục thống nhất về chuyển giao hàng và thanh toán tiền.

Sự tiêu chuẩn hoá làm cho việc mua bán được đơn giản. Người mua và bán chỉ cần đồng ý với nhau về giá hàng và số lượng ; tất cả các vấn đề khác của việc mua bán thì hai bên đã biết, không cần phải bàn bạc nữa. Tiêu chuẩn hoá còn làm giảm các trường hợp hai bên hiểu khác nhau về tính chất của sự giao dịch.

3. Giải quyết tranh chấp

Dù đã tạo ra những tập tục trên thì tranh chấp cũng vẫn xảy ra. Giải quyết chuyện đó sẽ mất thời giờ và tiền bạc. Chợ có tổ chức sẽ giảm chi phí kia bằng cách đề ra một khuôn khổ cho việc giải quyết tranh chấp. Giải quyết riêng tư với nhau sẽ rẻ hơn nhiều so với việc đưa nhau ra toà.

4. Bảo đảm thi hành

Giao dịch cách nào thì cũng có những rắc rối không lường trước được ; đó là rủi ro, và chúng rất khác nhau. Mua bán thì bao giờ cũng có hai người, nếu chỉ đưa ra các biện pháp để bảo vệ một người thì việc mua bán trở nên tốn kém vì người kia cũng phải tìm cách chống đỡ. Để giảm bớt chi phí đó, thị trường có tổ chức sẽ bảo đảm rằng các sự giao dịch đã được đồng ý thì cũng sẽ được thực hiện. Làm được như thế thì khi hai bên mua bán đã đồng ý về một vụ việc rồi thì cả hai đều biết chắc việc ấy sẽ được thực hiện.

Đó là những nguyên tắc chung mà các thị trường có tổ chức áp dụng. Thực hiện chúng cách nào thì mỗi thị trường sẽ làm khác nhau.

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:

1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô

2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.

a) Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.

- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.

b) Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

- Các nhà đầu tư cá nhân

- Các nhà đầu tư có tổ chức

c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

- Công ty chứng khoán

- Quỹ đầu tư chứng khoán

- Các trung gian tài chính

d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

- Cơ quan quản lý Nhà nước

- Sở giao dịch chứng khoán

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán

- Các tổ chức tài trợ chứng khoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...

3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc công khai

- Nguyên tắc trung gian

- Nguyên tắc đấu giá

4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:

a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn

Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T

· Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

· Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường

Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).

c) Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường

Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.

· Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.

· Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.

· Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn