Thursday, December 13, 2007

Tiếp thị trực tiếp ở Việt Nam: Non trẻ nhưng tiềm năng

Tại Mỹ khoảng 50% ngân sách tiếp thị của các công ty được phân bổ cho tiếp thị trực tiếp, hay còn gọi là DM (Direct Marketing), đặc biệt là tốc độ tăng trưởng cao của các ứng dụng truyền thông kỹ thuật số (Internet, mobile phone...).
Trong khi tốc độ phát triển của các kênh truyền thông số của Việt Nam là rất cao, riêng Internet đã có gần 15 triệu người và điện thoại di động đã trên con số 5 triệu. Những con số trên có thể giúp dự báo một xu hướng phát triển mạnh mẽ của tiếp thị trực tiếp trên cơ sở khai thác các kênh truyền thông kỹ thuật số (Digital Marketing) tại Việt Nam trong những năm tới.DM mang lại hiệu quả caoVới những đặc trưng nhận diện và tiếp cận trực tiếp khách hàng mục tiêu, tương tác và phản hồi, đo lường hiệu quả đầu tư dễ dàng..., tiếp thị trực tiếp đang là xu hướng được các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của các kênh truyền thông kỹ thuật số như hiện nay.Tiếp thị trực tiếp với nền tảng ứng dụng kỹ thuật số ngày càng trở nên hữu hiệu hơn giữa thế giới tràn ngập các kênh truyền thông và quảng cáo đại trà. Hơn nữa, tiếp thị trực tuyến có thể xem là công cụ quan trọng và nhanh nhất để tiếp cận thị trường toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập sân chơi WTO.Bà Lisa Watson, Chủ tịch DMAS, đồng thời là thành viên ban điều hành Hiệp hội Direct Marketing Hoa Kỳ (bà có 20 năm kinh nghiệm làm việc, tư vấn và giảng dạy về Direct Marketing và quảng cáo, trong đó hơn 15 năm làm việc tại châu Á) cho biết, với ưu thế tiếp cận khách hàng mục tiêu trực tiếp, tính đo lường hiệu quả rõ ràng qua tương tác, DM (Direct Marketing) ngày càng thể hiện vai trò vượt trội của mình đối với các chủ doanh nghiệp.Với xu hướng bùng nổ công nghệ thông tin chóng mặt thì DM cũng là công cụ tiếp thị nhanh nhất tận dụng tối đa nhằm thể hiện tính ưu việt của mình. Không chỉ dừng lại ở các hoạt động DM truyền thống-offline, giờ đây tính trực tuyến-online giúp các nhà quản lý tiết kiệm một khoản lớn ngân sách, và hơn thế nữa hướng DM đồng bộ-IDM (Integrated Direct Marketing) hơn bao giờ hết đã trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà quản lý.Theo ông Azhar Azib, ủy viên ban quản trị của DMAS (ông có hơn 20 năm kinh nghiệm về Direct Marketing, đặc biệt là lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong tiếp thị), DM luôn luôn dựa trên nền tảng là cơ sở dữ liệu (database), cơ sở dữ liệu càng được xây dựng tốt thì hiệu quả thành công của các hoạt động DM càng rõ ràng.Đây cũng là phương thức dễ dàng nhìn thấy được kết quả ROI (Return on investerment) cho từng chiến dịch tiếp thị dựa trên yếu tố nền tảng dữ liệu (fact-based). Tuy nhiên, đây cũng là công việc khó khăn thử thách đối với người làm tiếp thị.Đòi hỏi đầu tư chi phí và thời gianĐể xây dựng thành công hệ thống dữ liệu cho công ty, người làm tiếp thị sẽ phải đầu tư thật nhiều cả về ngân sách lẫn thời gian. Trong bối cảnh đó, với ứng dụng công nghệ xây dựng database trở nên đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.Với một phần mềm xây dựng trên nền tảng internet (web-based) theo hướng CRM, công ty có thể dễ dàng quản lý một hệ thống dữ liệu quy mô theo nhiều hướng, nhiều cấp và rất cập nhật. Công nghệ này còn cho phép theo dõi và lưu lại hành vi của khách hàng mục tiêu, hoặc cho phép khách hàng tự khai báo, rồi nhân viên điều hành có thể xóa bỏ khoảng cách không gian/thời gian để quản lý hệ thống dữ liệu.Đối với hoạt động quảng cáo truyền thống, cái cần được đầu tư rất nhiều và hao tốn thông thường sẽ trở nên dễ dàng không ngờ với giải pháp banner điện tử, flash chuyển động, các dạng quảng cáo đa phương tiện (rich media).Với đặc tính chia sẻ mạnh mẽ của Web 2.0, các thông điệp quảng cáo của bạn sẽ nhanh chóng lan truyền đến đúng đối tượng cần tiếp cận mong muốn một cách rất trực tiếp.Chi phí lại cũng trở thành một ưu thế rất vượt trội, ví dụ với chi phí 40 triệu đồng cho một spot quảng cáo 30’ trên TV có khoảng 10 triệu người xem thì CPM (cost per thousand) là 4.000 đồng. Trong khi đó, một banner được đặt trên một trang web trung bình (khoảng 500.000 người xem/ngày) với giá khoảng 20 triệu đ/tháng (0,7 triệu đ/ngày) thì CPM là khoảng 1.400 đồng.Hơn nữa với các thiết bị mới, hầu hết người xem thường bỏ qua các clip quảng cáo trên TV, trong khi banner luôn nằm trước mặt người lướt web khi họ chủ động vào trang yêu thích.Trong thời gian đầu Việt Nam tham gia WTO, việc mở rộng, hội nhập và tiếp cận là một trong những ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường. DM giờ đây rõ ràng là công cụ ưu thế. Tuy nhiên, làm sao để nâng cao hiệu quả DM mới là điều quan trọng.Nâng cao hiệu quả DM cho doanh nghiệpỞ Việt Nam, hệ thống cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất nhiêu khê, thông thường các doanh nghiệp cần phải tự đầu tư rất nhiều cho hệ thống cơ sở dữ liệu của mình.Người làm DM phải ý thức rõ điều đó và áp dụng trong từng hoạt kinh doanh tương tác với khách hàng của mình. Cần tận dụng tối đa các giải pháp về công nghệ để áp dụng hiệu quả hơn cho các giải pháp DM.Ví dụ như với cơ sở dữ liệu của Yahoo, với công nghệ của mình, Yahoo có thể cho phép doanh nghiệp đưa thông điệp quảng cáo của mình tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu về mặt địa điểm, độ tuổi, giới tính, sở thích. Đó chính là cơ sở tốt để doanh nghiệp phát triển thêm cơ sở dữ liệu cho riêng mình.Theo Công ty Masso Interaction, tình hình chung của quảng cáo trực tuyến Việt Nam vẫn đang rất manh mún và thiếu tính chiến lược và tổ chức. Chính vì vậy các nhà quản lý tiếp thị cần phân tích rõ trước khi tiến hành một chiến dịch nào.Email spam và sai luật sẽ làm giảm đi rất nhiều giá trị thương hiệu và hơn thế nữa. Các website thiết kế quảng cáo lung tung theo dạng tận dụng tối đa sẽ làm cho hiệu quả ấn tượng (impression) thông điệp quảng cáo giảm đi kinh khủng. Chính các website đó còn thu phí quá cao, không hợp lý trong một số điểm sẽ làm cho CPM thực tế còn cao hơn trên TV.Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả của DM, các nhà quản lý tiếp thị cần hiểu rõ và nắm bắt tốt nhất các công nghệ mới, áp dụng để đưa ra giải pháp trực tiếp mang tính cá nhân (customization) đến từng khách hàng mục tiêu của mình.

No comments: