Monday, November 26, 2007

Trị bệnh đau bụng ở ngựa



Hội chứng ngựa đau bụng hay gặp ở ngựa trưởng thành, đó là một bệnh nguy hiểm, thường ở thể cấp tính, diễn biến rất nhanh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, làm thiệt hại cho người chăn nuôi.

1. Nguyên nhân gây bệnh:
Trong thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hội chứng đau bụng cấp ở ngựa, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
- Do thức ăn không đảm bảo như: Ôi thối, mốc, lẫn nhiều đất hoặc ăn nhiều thức ăn khó tiêu (thức ăn dạng hạt khô cứng, sắn ...); uống nước lạnh ngay sau khi làm việc trong mùa nóng nắng; không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt (đối với ngựa già) hoặc do ký sinh trùng đường tiêu hoá.

2. Triệu chứng:
Ngựa thường tự đá vào bụng, nằm xuống đứng lên liên tục hoặc lăn tròn, vã mồ hôi. Cảm giác đau dữ dội liên tục hoặc ngắt quãng. Bụng căng chướng, mắt hơi đỏ. Có thể bị chết trong vòng 1-2 giờ sau khi phát bệnh. Cho nên, bệnh cần phải được can thiệp kịp thời.

3. Phòng và điều trị bệnh:
Phòng bệnh:
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Tẩy giun sán định kỳ cho ngựa một năm một lần.
- Cho ăn thức ăn sạch không thối mốc.
- Không cho uống nước lạnh ngay sau khi cày kéo trong mùa hè. Phác đồ điều trị
Cần tuân thủ các bước điều trị hội chứng ngựa đau bụng như sau:
- Tiêm ngay tĩnh mạch 10-20 ml Analgin (có thể tiêm nhắc lại sau 1 giờ với liều trên khi cần thiết hoặc tiêm bắp với liều gấp đôi liều trên).
- Không cho ngựa lăn lộn. Đưa vào nơi khô ráo, sạch, ấm.
- Dùng rượu gừng đun nóng xoa toàn thân (có thể dùng dầu gió thay rượu gừng).

Kết hợp với thuốc nam gồm có: Gừng củ: 100 gam (đem giã nhỏ hoà trong 0,5 lít nước, vắt kiệt) + Tỏi 50-100 gam (giã nhỏ)+ Lá trầu không (dùng để ăn trầu, đem giã nhỏ) 100g + Rượu trắng: 150 ml (trộn với các loại lá, củ trên). Bỏ bã, cho vào chai thuỷ tinh cho uống (dốc ngược vào mồm).

Sau khi ngựa tạm thời cắt cơn đau chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân để có phác đồ điều trị cho thích hợp: Nếu đau bụng do giun dùng Ivermectin liều uống 0,2 mg/Kg thể trọng; Nếu do viêm ruột, dạ dày cấp dùng Oxytetracyclin với liều 5-7 mg/Kg thể trọng hoặc uống với liều 15-30 mg/Kg thể trọng.


 


NACESTI (Theo Trạm KN Hiệp Hòa - Bắc Giang)

2 comments:

Anonymous said...

Theo dõi chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng ở ngựa mắc hội chứng đau bụng
Ngôn ngữ tài liệu : vie
Tác giả : Phạm Ngọc Thạch
Tên nguồn trích : Khoa học kỹ thuật thú y
Đặc trưng số lượng : 69-74
Đề mục : 68.41 Thú y
Từ khoá : Ngựa ; Đau bụng
Từ khoá phụ : Lâm sàng ; Huyết học
Tóm tắt tiếng Việt
32 ngựa bị hội chứng đau bụng được kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và so sánh với ngựa trưởng thành khoẻ mạnh. Ở ngựa bị đau bụng, thân nhiệt không thay đổi nhưng tần số hô hấp và nhịp tim tăng nhiều. Số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố ở ngựa bệnh tăng so với ngựa khoẻ mạnh, trong khi đó, hàm lượng Hb, thể tích bình quân hồng cầu và tốc độ huyết trầm lại giảm đi ở ngựa bị đau bụng. Không có sự biến đổi đáng kể về số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở ngựa khoẻ và ngựa bệnh. Hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh ngựa đau bụng tăng cao. Hàm lượng các chất điện giải trong huyết thanh (Na, K, P và Ca) cũng giảm nhiều ở ngựa bệnh.

Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia

Unknown said...

Bệnh gout gây nên do dư thừa lượng acid uric trong cơ thể mà cơ chế đào thải không kịp. Do đó, áp dụng loại đồ ăn nào giúp điều trị bệnh là điều cực kỳ cần thiết. Bạn nên tham khảo cách chữa trị bệnh gút bằng thực phẩm.