| ||
Có một thực tế đang tồn tại là đông đảo sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực tin học ra đều "biến mất", vì các công ty, doanh nghiệp bằng mọi cách "xí" phần trước về mình. "Ai nhanh tay thì có phần", Eric Nguyen, một chuyên viên tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin, cho biết "luật chơi". Từ tháng 10 đến 12 năm ngoái, lần lượt các công ty phần mềm TMA, Renesas, ELCA, Paragon Solutions Vietnam, Globalcyber Soft, Susione… đã tổ chức hội thảo, trao học bổng, phát thư mời phỏng vấn tại các đại học có đào tạo về công nghệ thông tin (Bách khoa, Khoa học tự nhiên TP HCM...) chỉ nhằm mục đích chiêu dụ nhân lực. Bảng thông báo tuyển dụng các trường, nhân sự công nghệ thông tin luôn chiếm số lượng áp đảo và không bị giới hạn bởi "hạn chót nộp hồ sơ". Ông Nguyễn Ngọc Khanh, Quản lý tuyển dụng IT Công ty Paragon Solutions Vietnam, cho biết doanh nghiệp này đang ráo riết tìm kiếm 200 nhân sự cho bốn vị trí: lập trình viên, trưởng dự án, nhân viên kiểm tra chất lượng và chuyên viên phân tích. Đầu tháng 4, Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ tin học Nguyễn Hoàng (Nguyễn Hoàng Informatics) cũng công bố nhu cầu tuyển dụng 65 người. Tuy nhiên, những dấu hiệu "phúc đáp" từ phía người lao động vẫn yếu ớt. Để tuyển được một account manager (Giám đốc kinh doanh công nghệ thông tin) cho Công ty MDPM Vietnam, First Alliances phải mất ròng rã tám tháng trời, sàng lọc 400 hồ sơ chỉ để có được một ứng viên... ở mức tương đối. Việc "săn" Trưởng phòng IT, quản lý dự án cũng không kém vất vả. Tài sản vô giá của các công ty săn đầu người là kho dự trữ C.V (hồ sơ xin việc). Một khách hàng thuộc loại khó tính là ICHI Corporation (một tập đoàn sản xuất phần mềm Nhật Bản) đã mừng như bắt được vàng khi tuyển được ứng viên Ngô Thái Lợi có kinh nghiệm quản lý hai năm, thông thạo tiếng Nhật, cho vị trí project manager (quản lý dự án) Công ty thiết kế Renesas (RVC) từ cuối năm ngoái tổ chức hàng loạt đợt tuyển dụng, mỗi lần cách nhau một tháng với 80 -100 ứng viên/đợt, mới chọn được 20 kỹ sư thiết kế. Một số doanh nghiệp đã chọn giải pháp "ăn cây nào rào cây ấy". Chị Uyên, Phụ trách nhân sự Công ty phần mềm quản lý doanh nghiệp, cho biết việc chiêu mộ thực tập sinh cũng là một giải pháp, mặc dù khá tốn kém về trang bị máy móc, cơ sở vật chất. Những thực tập sinh được đào tạo hướng theo yêu cầu thực tế của công ty khi bắt tay vào làm việc sẽ không phải mất nhiều thời gian. Sau một tuần thông báo, các công ty có thể tuyển được 300-400 sinh viên tự nguyện thực tập. Trong khi các trường ít chú ý đến khát khao có chỗ thực tập của sinh viên, cách làm này đã "dụ" được nhiều người. Phương pháp này được nhiều người đánh giá cao, dù thực tế con số thực tập sinh trở lại làm việc sau khi ra trường chỉ là 50%. Để chữa cháy, có doanh nghiệp phải huy động toàn bộ nhân viên vào cuộc tìm kiếm, giới thiệu bạn bè người thân vào những vị trí thích hợp. Mức thưởng quy định cụ thể tùy khả năng, chức danh, có khi lên đến 6-7 triệu đồng. Vấn đề không còn là chuyện riêng của các phòng hành chính nhân sự. Việc giải quyết cơn khát nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng có mặt trái. Công ty nào cũng muốn dùng chiêu thức riêng để lấp khoảng trống nhân sự, nhiều khi lại lâm vào vòng luẩn quẩn của giải pháp tình thế là bên này lôi kéo nhân sự bên kia, càng làm cho thị trường IT mất ổn định. Ngành học này còn tạo nhiều cơ hội cho sinh viên nhận học bổng nước ngoài, nên thị trường đã thiếu lại càng vắng. Nhưng "sốt" kiểu gì cũng là chuyện của các nhà tuyển dụng, còn lao động IT thì vui ra mặt khi biết thị trường đang "điên" lên vì họ. Theo Tuổi Trẻ, VnExpress |
Thursday, November 8, 2007
"Cơn khát" nhân lực công nghệ thông tin
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment