Trong kinh doanh CK, nhà đầu tư trước hết phải hiểu biết và nắm vững các nguyên tắc và phương thức cầm cố CK:
1. Là một nghiệp vụ kinh doanh CK - ít nhất có hai chủ thể tham gia:
a/ Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người đi vay uỷ quyền giao CK cho bên nhận cầm cố;
b/ Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người cho vay uỷ quyền nhận cầm cố CK bên cầm cố.
Việc thực hiện cầm cố CK trên cơ sở hợp đồng pháp lý cầm cố CK của hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị CK cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý CK cầm cố.
2. TTGDCK sau khi kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp, hợp lý của nó thì trung tâm phải mở tài khoản cầm cố và chuyển CK vào tài khoản cầm cố theo yêu cầu của bên cầm cố.
Trường hợp bên cho vay (hoặc bên vay) không phải là thành viên lưu ký, bên cho vay (hoặc bên vay) phải uỷ quyền việc nhận cầm cố CK (hoặc việc giao CK cầm cố) cho một thành viên lưu ký khác.
3. Tài khoản cầm cố phải tách biệt với tài khoản lưu ký các CK khác của bên cầm cố. Sau khi ghi vào tài khoản cầm cố CK, thì phải đình chỉ việc rút, chuyển khoản hoặc chuyển nhượng các CK trên tài khoản cầm cố trong thời gian cầm cố. TTGDCK gửi thông báo bằng công văn cho bên nhận cầm cố về việc đã thực hiện cầm cố CK.
4. Việc giải toả cầm cố CK được thực hiện theo các nguyên tắc:
a/ Người giải toả cầm cố CK phải là bên nhận cầm cố CK;
b/ Có thể giải toả toàn bộ hoặc một phần CK cầm cố bằng hình thức rút chứng chỉ hay chuyển khoản;
c/ Có văn bản đề nghị giải toả cầm cố CK của bên nhận cầm cố. Trên cơ sở đó, TTGDCK thực hiện huỷ bỏ việc cầm cố CK trong đăng ký người sở hữu CK và thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố việc huỷ bỏ cầm cố CK và giải toả tài khoản cầm cố sang tài khoản khác.
Nếu bên cầm cố CK thực hiện không đúng theo thoả thuận thì CK cầm cố đó được xử lý do các bên thoả thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Sunday, November 18, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment