color=#000000 size=3>Một số nguyên lý cho ngựa ăn, uống và chăm sóc | |
Xin giới thiệu với bà con một số nguyên lý cho ngựa ăn, uống và chăm sóc. 1. Ăn uống - Phải cho ngựa uống đủ nước trước khi cho ăn. Thường cho ngựa uống nước vào lúc đã ăn một phần cỏ và trước lúc cho ăn tinh bột: nước chiếm khoảng 63% khối lượng con vật. Ở một số bộ phận tỷ lệ nước chiếm 70-80%. Nhu cầu nước uống của ngựa phụ thuộc điều kiện thời tiết khí hậu và tính chất thức ăn. Trong một ngày đêm ngựa lớn cần khoảng 50-60 lít nước, trong đó 12-15 lít từ thức ăn, 40-45 lít từ nước uống. - Nước uống cho ngựa cần trong sạch. Tuyệt đối không cho ngựa uống nước bẩn dễ làm ngựa đau bụng hoặc mắc các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá. - Cho ngựa ăn thức ăn thô trước thức ăn tinh. Trong dạ dày của ngựa, thức ăn sắp xếp theo thứ tự, không xáo trộn và nằm tại dạ dày lâu hay chóng tuỳ thuộc theo loại thức ăn và theo thời gian ăn. Thức ăn thô nên cho phần lớn vào buổi tối, buổi sáng và buổi trưa chỉ cho ăn ít. - Thức ăn trong ngày cần cho ăn làm nhiều lần. Ngựa nhai thức ăn rất tốt, nhưng không thể ăn một lần nhiều thức ăn vì dạ dày chỉ có một túi và không nhai lại. Ngựa ăn chậm rãi nhai kỹ thức ăn và nuốt từng khối nhỏ, 15-20 lần nhai mới tiết nước bọt. Thức ăn càng thô, càng khô, thời gian nhai càng dài thì lượng nước bọt tiết càng nhiều. Tính chất thức ăn khác nhau có thể làm cho số lượng và thành phần nước bọt của ngựa khác nhau. Khi làm việc hoặc cơ thể thiếu nước thì sự tiết nước bọt giảm 50%. - Phải có máng cho ngựa ăn: máng ăn cho ngựa có thể xây bằng gạch hoặc đóng bằng ván gỗ. Máng cần có kích thước thích hợp, chiều dài 0,6-0,8m; rộng 0,35-0,45m; sâu 0,25-0,30m để chứa được thức ăn nhưng dễ lau chùi khi cần thiết. Cần bố trí ở độ cao vừa tầm ngựa đứng để việc ăn uống được dễ dàng. Ngựa làm việc khi đi trên đường có thể cho thức ăn vào túi rồi treo lên đầu. 2. Theo dõi chăm sóc - Thường xuyên quan sát tập quán ăn uống, sinh hoạt của ngựa để phát hiện kịp thời các trường hợp ngựa đau ốm. Ngựa khoẻ mạnh tinh thần hoạt bát lanh lợi, da dẻ mịn màng, hậu môn khép kín. Trái lại, tinh thần uể oải (đi cúi đầu), vận động chậm chạp, mắt lờ đờ, có nhữ, ăn uống kém, thở nhiều, ra mồ hôi toàn thân... là những biểu hiện ngựa không khoẻ mạnh. - Theo dõi phân ngựa là một cách kiểm tra nuôi dưỡng và phát hiện một số bệnh tật của tiêu hoá. Nếu ngựa tiêu hoá tốt, phân ra thành từng cục gọn, tươi, nhẵn bóng và tụ thành đống nhiều cục, không nhão quá cũng không cứng quá, màu vàng sẫm, hay nhạt màu tuỳ theo thành phần thức ăn. Khi phát hiện phân khô, vón, dính, thối phải lập tức tìm nguyên nhân để tiến hành điều chỉnh, chế biến thức ăn cho phù hợp. - Luôn luôn gần gũi tạo quan hệ mật thiết giữa người với ngựa. Cấm chỉ những hành vi thô bạo như đánh mắng ngựa. - Những nhân tố cần phải tránh để khỏi trở ngại cho tiêu hoá là cho ngựa ăn tự do, bừa bãi, không có máng ăn, không chia khẩu phần để ngựa tranh giành, cắn đá nhau. - Khi đang nóng cho uống nước quá lạnh có thể gây kích thích thần kinh làm ngừng hoạt động tiêu hoá sinh ra đau bụng. Cho tắm nước lạnh có thể làm cho dạ dày ngừng co bóp, ngừng tiết dịch vị, hại cho tiêu hoá. - Ban đêm cần tạo điều kiện yên tĩnh để cho ngựa nghỉ ngơi thoải mái. Những ngựa hay cắn nhau không được nhốt chung chuồng. - Hàng ngày phải rửa máng ăn, không để tồn lưu thức ăn thừa của ngày hôm trước trong máng. - Mùa đông, cần che chắn chuồng trại để giữ ấm cho ngựa, ngựa cái nuôi con và ngựa con. Khi trời lạnh dưới 5 độ C để ngựa tại chuồng không thả ngoài bãi chăn. - Đảm bảo chế độ tiêm phòng định kỳ các loại bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng của ngựa. Trên đây là những quy định chung áp dụng cho tất cả các loại ngựa. Ngoài ra, tuỳ từng loại ngựa, tuỳ yêu cầu và mức độ sử dụng mà có những quy định khác. face=Verdana>NXB Nông Nghiệp |
Monday, November 26, 2007
Một số nguyên lý cho ngựa ăn, uống và chăm sóc
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment